Bằng B2 lái được loại xe nào? Nếu bạn đang băn khoăn tìm kiếm lời giải đáp thì đây chính là thông tin bạn cần! Sở hữu bằng lái xe B2 không chỉ là tấm vé để bạn chinh phục những cung đường mà còn mở ra nhiều cơ hội công việc với phạm vi lái xe đa dạng. Xem ngay bài viết bên dưới đây để trả lời toàn bộ thắc mắc.
Bằng B2 được lái loại xe nào?
Bằng B2 lái được loại xe nào? Đây là câu hỏi phổ biến đối với những ai đang có ý định học lái xe, đặc biệt là những bác tài có nhu cầu hành nghề lái xe. Bằng lái xe hạng B2 là một trong những hạng bằng phổ biến tại Việt Nam, cho phép người sở hữu lái được đa dạng phương tiện.
Theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải tại điều 16, điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, bằng lái xe B2 cho phép lái các loại phương tiện dưới đây:
- Ô tô chuyên dùng với tải trọng dưới 3.5 tấn.
- Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, tính gồm cả ghế người lái.
- Xe tải, kể cả xe tải chuyên dùng, có trọng tải thiết kế dưới 3.5 tấn.
- Xe máy kéo kéo rơ moóc có tải trọng dưới 3.5 tấn.
Như vậy, bằng lái xe B2 gần như đã đáp ứng nhu cầu lái xe cá nhân cũng như hành nghề vận tải, mang đến sự linh hoạt cho các bác tài.
Xem thêm: Bằng lái xe B1 được lái loại xe nào?
Bằng lái xe B1 với B2 khác nhau như thế nào?
Bằng lái xe hạng B1 và B2 có những điểm khác biệt quan trọng:
- Bằng B1: Người sở hữu không được hành nghề lái xe, điều khiển xe chở người đến 9 chỗ ngồi và xe tải số tự động có trọng tải dưới 3.5 tấn.
- Bằng B2: Người được cấp được phép hành nghề lái xe, điều khiển được cả xe số sàn và số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, xe tải có trọng tải dưới 3.5 tấn và bao gồm cả các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.
Như vậy nhìn chung sự khác biệt lớn nhất dễ nhận biết ở 2 loại bằng này là về mục đích sử dụng và phạm vi phương tiện. Do vậy, nếu bạn muốn hành nghề lái xe hoặc điều khiển được nhiều loại phương tiện linh hoạt hơn thì bằng B2 là lựa chọn phù hợp.
Kinh nghiệm học và thi bằng lái xe B2 thành công
Thi bằng lái xe B2 có thể là thử thách đối với nhiều người, đặc biệt là những ai chưa từng lái xe trước đó. Tuy nhiên, với một số mẹo học và thi dưới đây, bạn sẽ dễ dàng vượt qua kỳ thi sát hạch và đạt kết quả tốt nhất.
- Nắm vững lý thuyết lái xe: Sử dụng tài liệu ôn tập chính thống từ các trung tâm uy tín; Chia nhỏ thời gian học; Ghi nhớ biển báo bằng cách phân chia theo nhóm (cấm, cảnh báo, chỉ dẫn…) và liên kết chúng với các tình huống thực tế để dễ nhớ hơn.
- Luyện tập kỹ năng lái xe thực hành: Học từ những bước cơ bản nhất từ cách điều chỉnh ghế, gương chiếu hậu, và tư thế lái xe; Thường xuyên luyện tập sa hình đồng thời học cách điều chỉnh chân ga và côn.
- Chọn trung tâm đào tạo lái xe uy tín: Giáo viên có kinh nghiệm, phương tiện học tập hiện đại, lịch học linh hoạt.
- Nắm các mẹo để xử lý tình huống có thể xảy ra:
- Khi thi sa hình: Đừng quá vội vàng, hãy thực hiện từng bước chậm và chắc chắn; Sử dụng phanh tay để hỗ trợ dừng xe ngang dốc, tránh xe bị trôi.
- Khi thi trên đường thực tế: Chú ý quan sát gương chiếu hậu, xi-nhan đúng lúc; Giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước và tuân thủ tốc độ quy định.
- Học cách xử lý lỗi
- Nếu phạm lỗi nhỏ: Bình tĩnh tiếp tục, không để ảnh hưởng đến tâm lý.
- Nếu gặp sự cố: Ví dụ xe bị chết máy, hãy nhanh chóng xử lý (khởi động lại) và tiếp tục. Bạn vẫn có cơ hội hoàn thành bài thi nếu không vi phạm lỗi lớn.
- Hỏi kinh nghiệm từ những người đã thi bằng lái B2 sẽ giúp bạn có thêm nhiều mẹo hữu ích, từ cách chọn giáo viên, luyện tập, đến xử lý tình huống trong ngày thi.
Giải đáp những câu hỏi thường gặp về bằng B2
Thời gian học và thi bằng lái xe B2 mất bao lâu?
Theo khoản 1 Điều 13 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, bằng lái xe B2 có thời gian đào tạo là 588 giờ (Trong đó phần lý thuyết: 168 giờ, thực hành: 420 giờ).
Như vậy, thông thường thời gian học và thi bằng B2 thường kéo dài từ 3 – 6 tháng, phụ thuộc vào lịch học và khả năng của học viên. Cụ thể bao gồm:
- Học lý thuyết: Thời gian khoảng 1 tháng để nắm vững luật giao thông, biển báo, và các quy tắc an toàn.
- Học thực hành: Tập lái xe trên sa hình và đường trường trong khoảng từ 2 đến 4 tháng.
- Thi sát hạch và đợi cấp bằng lái xe B2.
Đăng ký hồ sơ thi bằng lái xe B2 có phức tạp không?
Việc đăng ký hồ sơ không quá phức tạp nếu bạn chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết. Căn cứ theo Điều 19 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, hồ sơ dự thi sát hạch bằng B2 bao gồm:
- Đơn đề nghị học, sát hạch giấy phép lái xe theo mẫu đáp ứng quy định.
- Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu còn thời hạn.
- Giấy khám sức khỏe được cấp theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
- Chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo đối với người dự sát hạch lái xe hạng B2.
Quy định về điều kiện học và thi bằng lái B2?
Quy định về điều kiện học và thi bằng lái xe B2 được đề cập tại Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT. Cụ thể như sau:
- Là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
- Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về độ tuổi, sức khỏe và trình độ văn hóa theo Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008.
- Về độ tuổi:
- Người từ 18 tuổi trở lên có thể điều khiển các loại phương tiện sau: Xe mô tô hai bánh và ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50cm³ trở lên, hoặc các loại xe có cấu tạo tương tự; Xe ô tô tải và máy kéo với tải trọng dưới 3.5 tấn; Xe ô tô chở người có tối đa 9 chỗ ngồi, bao gồm cả ghế lái cho bác tài.
- Người từ 21 tuổi trở lên được phép lái: Xe ô tô tải và máy kéo với trọng tải trên 3.500 kg; Xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2).
- Đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe từ B1 lên B2 thì cần đáp ứng điều kiện là: có ít nhất 1 năm kinh nghiệm lái xe và đã hoàn thành 12.000 km lái xe an toàn trở lên.
Xem thêm: Quy định về niên hạn xe bán tải chi tiết
Học phí học và thi bằng hạng B2 bao nhiêu?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư 72/2011/TTLT-BTC-BGTVT, các trung tâm đào tạo lái xe được phép tự xây dựng mức học phí cho từng hạng giấy phép lái xe. Trung bình học phí dao động từ 7 đến 9 triệu đồng, tùy thuộc vào cơ sở đào tạo và khu vực bạn đăng ký sẽ có sự chênh lệch.
Chi phí thi sát hạch bằng lái xe B2: Theo quy định tại Thông tư 188/2016/TT-BTC, người thi sát hạch bằng lái xe B2 cần nộp các khoản phí sau:
Loại lệ phí | Mức phí (VNĐ) |
Lệ phí sát hạch lý thuyết | 90.000/lần |
Phí thi sát hạch thực hành trên sa hình | 300.000/lần |
Phí thi sát hạch thực hành ở trên đường | 60.000/lần |
Lệ phí cấp bằng lái xe B2 | 135.000/lần |
Tổng cộng | 585.000 |
Như vậy chi phí tổng học và thi bằng lái xe B2 bao gồm:
- Học phí: 7 – 9 triệu đồng.
- Lệ phí sát hạch và cấp bằng: 585.000 đồng.
- Chi phí phát sinh (nếu có): Các khoản khác như tiền xăng xe, luyện thêm giờ thực hành ngoài chương trình học.
Bằng lái xe B2 có thời hạn sử dụng bao lâu?
Quy định về thời hạn sử dụng của bằng lái xe B2 được đề cập trong khoản 3 Điều 17 Thông tư 12/2017. Cụ thể bằng B2 có thời hạn sử dụng trong vòng 10 năm kể từ ngày cấp.
Sau thời gian này, chủ sở hữu cần thực hiện thủ tục xin cấp lại bằng B2 nếu muốn sử dụng tiếp. Tuỳ thuộc vào thời điểm hết hạn mà cũng sẽ có những quy định khác nhau, cụ thể:
- Trường hợp 1: Bằng hết hạn < 03 tháng: được cấp lại mà không cần thi sát hạch.
- Trường hợp 2: Bằng hết hạn từ 03 tháng – dưới 12 tháng: Thi lại phần lý thuyết thì mới được cấp bằng.
- Trường hợp 3: Bằng hết hạn từ 12 tháng trở lên: Thi lại toàn bộ 2 phần lý thuyết và thực hành thì mới được cấp bằng.
Bằng lái xe B2 được nâng lên hạng nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, người sở hữu bằng lái xe B2 có thể được trực tiếp nâng lên các hạng C, FC và D. Tuy nhiên cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Nâng hạng từ B2 -> C, B2 -> FC: Thời gian hành nghề ít nhất 3 năm từ 03 năm và đảm bảo ít nhất 50.000km lái xe an toàn.
- Nâng hạng từ B2 -> D: Thời gian hành nghề ít nhất 5 năm và đảm bảo ít nhất 100.000km lái xe an toàn.
Bằng lái xe B2 có lái được xe tải van không?
Sau khi trả lời câu hỏi Bằng B2 được lái loại xe nào ở trên thì có thể kết luận được bằng B2 có thể lái được cả xe tải van. Vì các dòng xe tải van hiện nay đáp ứng đủ điều kiện xe có tối đa 9 chỗ ngồi, được phép hành nghề, tải trọng dưới 3.5 tấn.
Một số dòng xe van tiêu biểu đáp ứng được các điều kiện trên mà các bác tài có thể tham khảo đó là:
- Xe tải van Tera V6, Tera V8 tải trọng 945kg phiên bản 2 chỗ ngồi.
- Xe tải van SRM M80 2 chỗ, SRM X30i phiên bản 2 chỗ 945kg.
- Xe tải van Kenbo 2 chỗ 945kg.
Để được tư vấn chi tiết các dòng xe phù hợp và được hưởng ưu đãi mua xe với giá tốt, hãy liên hệ qua hotline 0934.102.234 của Siêu Thị Xe Tải Van.
Như vậy, bài viết trên đây Siêu Thị Xe Tải Van đã giúp bạn giải đáp thắc mắc Bằng B2 được lái loại xe nào cũng như trả lời từ A-Z những thắc mắc thường gặp về loại bằng này. Việc hiểu rõ về loại xe được phép lái, điều kiện thi, và các kinh nghiệm học sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho hành trình chinh phục bằng lái xe B2.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hay cần tư vấn thêm về dòng xe phù hợp đáp ứng bằng B2 để kinh doanh vận tải thì đừng ngần ngại liên hệ Siêu Thị Xe Tải Van qua hotline 0934.102.234. Chúng tôi là đại lý chuyên phân phối xe tải van uy tín trong nhiều năm cho nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới như Teraco, SRM, Thaco, Kenbo,… Hệ thống đại lý phân phối rộng khắp các khu vực từ TPHCM, Long An, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh thuận tiện cho quý khách hàng đến trực tiếp để trải nghiệm.
Các bài viết liên quan đến Kiến thức giao thông
- Bằng lái xe cao nhất hiện nay hạng gì?
- Các loại biển số xe và quy định mới nhất khi lắp biển số
- Xe biển A là gì? Quy định mới nhất về xe biển A
- Biển số xe định danh là gì? Quy định biển số định danh mới
- Xe biển D là xe gì? Những quy định về xe biển D
- Xe biển số vàng là gì? Cách đổi xe biển vàng nên biết