Bằng C lái được xe gì? Bằng C lái xe mấy chỗ?

Bằng lái xe hạng C hiện nay được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người có nhu cầu kinh doanh vận tải. Nhưng trước khi quyết định thi loại bằng lái này cần nắm được những thông tin cần thiết. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp bằng C lái được xe gì? Những quy định khi đăng ký học, thi và sử dụng loại bằng lái xe này.

Bằng C lái được xe gì? Bằng C lái được xe bao nhiêu tấn
Bằng C lái được xe gì? Bằng C lái được xe bao nhiêu tấn

Nội dung chính của bài viết:

Giải đáp bằng C lái được xe gì?

Bằng C theo quy định tại khoản 8, điều 16 thuộc thông tư 12/2017/TT-BGTVT sẽ lái được những loại phương tiện gồm:

  • Xe Ô tô tải, ô tô tải chuyên dùng có tải trọng >= 3,5 tấn.
  • Xe máy kéo 1 rơ moóc có tải trọng >= 3,5 tấn.
  • Những loại phương tiện thuộc bằng B1, B2:
    • Ô tô chở người số sàn và số tự động 9 chỗ ngồi, bao gồm chỗ ngồi của tài xế.
    • Xe Ô tô tải, ô tô tải chuyên dùng có tải trọng < 3,5 tấn.
    • Xe ô tô dành cho những người bị khiếm khuyết.
    • Xe máy kéo 1 rơ moóc có tải trọng >= 3,5 tấn.
    • Ô tô tải chuyên dùng có tải trọng >= 3,5 tấn.
Bằng C lái được xe máy kéo kéo 1 rơ móc >-3.5 tấn
Bằng C lái được xe máy kéo kéo 1 rơ móc >-3.5 tấn

Xem thêm: Gợi ý 10 loại xe tải nhỏ, xe tải van dưới 990kg

Bằng C không được phép điều khiển những loại phương tiện nào?

Bằng lái xe loại C không được phép điều khiển những loại phương tiện sau đây:

  • Xe ô tô chở người trên 9 ghế ngồi (chẳng hạn xe ô tô khách, xe buýt).
  • Xe tải hạng nặng như Container.
Bằng C không được phép điều khiển xe container
Bằng C không được phép điều khiển xe container

Xem thêm: Tất cả các bằng lái xe ô tô tại Việt Nam

Cập nhật mẫu bằng lái xe hạng C năm 2024

Bằng lái xe hạng C hiện tại đã có sự thay đổi ít nhiều so với mẫu cũ:

  • Bằng lái nhựa PET thay cho bằng lái giấy.
  • Phía sau có thêm mã QR.
  • Hoa văn và các chi tiết chống giả mạo.
  • Thông tin chủ phương tiện được cập nhật đầy đủ, bao gồm cả thông tin về loại xe được điều khiển bằng tiếng Việt và tiếng anh.
Mẫu bằng lái xe hạng C năm 2024
Mẫu bằng lái xe hạng C năm 2024

Thời hạn sử dụng của bằng lái xe hạng C bao lâu?

Trên bằng lái xe hiện nay sẽ có in trực tiếp thời hạn sử dụng của loại bằng được cấp. Cụ thể, theo điều 17 thông tư 12/2017/TT-BGTVT thời hạn sử dụng bằng lái xe hạng C được quy định là trong vòng 5 năm. Sau thời hạn 5 năm, giá trị của bằng lái xe này sẽ hết hiệu lực, vì vậy chủ phương tiện cần lưu ý và tiến hành đi đăng ký hồ sơ cấp lại bằng mới.

Bằng lái xe hạng C có thời hạn sử dụng 5 năm
Bằng lái xe hạng C có thời hạn sử dụng 5 năm

Xem thêm: Xe tải van có niên hạn sử dụng không?

Những quy định khi đăng ký học và thi bằng lái xe hạng C

Độ tuổi và học vấn được phép học bằng C

Mọi công dân Việt nam hay người nước ngoài đang học tập và làm việc hợp tại Việt Nam đều được phép học và thi bằng lái xe hạng C. Tuy nhiên cần đảm bảo thêm những điều kiện sau đây về độ tuổi và học vấn:

  • Về độ tuổi: theo quy định tại điều 59, 60 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, độ tuổi được phép thi bằng lái xe hạng C là từ 21 tuổi trở lên.
  • Về học vấn: theo quy định tại điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, người học và thi bằng lái xe hạng C chỉ cần tốt nghiệp THCS. Do vậy, những người không học lên THPT nhưng vẫn muốn có bằng để điều khiển, kinh doanh vận tải thì vẫn được phép học và thi.
Quy định về độ tuổi và học vấn được phép học bằng lái C
Quy định về độ tuổi và học vấn được phép học bằng lái C

Xem thêm: Những điều cần biết về đăng kiểm xe ô tô 2024

Tình trạng sức khỏe

Để được cấp bằng lái xe hạng C thì chủ phương tiện cần phải nộp cho cơ quan đăng ký thi giấy khám sức khỏe được cấp bởi sở y tế, tình trạng sức khỏe phải tốt đạt yêu cầu. Cụ thể không mắc 1 trong 9 loại bệnh lý được đề cập trong thông tư 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT, đó là:

Chuyên khoaTình trạng bệnh lý
Bệnh về tâm thầnBệnh rối loạn tâm thần cấp đã chữa khỏi chưa đến 2 năm
Rối loạn tâm thần cấp mãn tính
Bệnh về thần kinhBệnh động kinh
Liệt dây thần kinh vận động từ 1 chi trở lên.
Hệ ngoại tháp bị tổn thương, rối loạn vận động
Rối loạn cảm giác nông hoặc  sâu.
Hoa mắt, chóng mặt do có bệnh lý
Bệnh về mắtThị lực 2 mắt kể cả khi đã điều chỉnh bằng kính: mắt tốt < 8/10 hoặc mắt kém <5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính).
Tật khúc xạ mắt có số kính: > + 5 diop hoặc > – 8 diop.
Thị trường ngang hai mắt (từ mũi tới thái dương) chưa đến 160 độ và mở rộng sang phải, trái lần lượt 1 góc nhỏ hơn 70 độ.Thị trường đứng (chiều trên-dưới) trên dưới đường ngang <30°.Bán manh, ám điểm góc.
Không nhận biết rõ ràng được 3 màu: đỏ, vàng, xanh lá cây.
Bệnh nhìn 1 hóa 2.
Mắt nhìn  bị chói sáng.
Mắt bị quáng gà
Bệnh về tai – mũi – họngThính lực ở tai:Giao tiếp thông thường < 4m (kể cả khi đã sử dụng máy trợ thính);Tiếng nói thầm tối thiểu (ở tai tốt hơn) £ 1,5 m (kể cả khi đã sử dụng máy trợ thính).
Bệnh về tim mạch Bệnh tăng HA khi có điều trị mà HA tối đa ³ 180 mmHg, tối thiểu ³ 100 mmHg.
HA thấp (HA tối đa < 90 mmHg) kèm theo tiền sử có các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, buồn ngủ hoặc ngất xỉu.
Viêm tắc động – tĩnh mạch, dị dạng mạch ảnh hưởng lớn đến các thao tác lái xe
Các rối loạn nhịp: nhịp nhanh trên thất, nhịp nhanh thất, cuồng nhĩ, rung nhĩ, nhịp nhanh nhĩ và nhịp nhanh xoang > 120 chu kỳ/phút, đã điều trị nhưng chưa ổn định.
Triệu chứng ngoại tâm thu thất ở người có bệnh tim thực tổn hoặc từ cấp độ III trở đi (xét theo Lown)
Block nhĩ thất có nhịp chậm hoặc ở cấp độ II kèm theo các triệu chứng lâm sàng
Bệnh lý mạch vành với những cơn đau thắt ngực
Đã ghép tim
Đã can thiệp tái thông mạch vành
Suy tim cấp độ II trở lên (theo phân loại của NYHA)
Bệnh về hô hấpTheo xếp loại của mMRC về các bệnh, tật gây khó thở từ mức độ II trở đi.
Bệnh hen phế quản ở mức độ không kiểm soát hoặc chỉ kiểm soát phần
Bệnh lao phổi đang lây nhiễm
Bệnh về cơ – xương – khớpCứng khớp, dính khớp
Xương lớn bị khớp giả.
Cột sống bị gù, cong vẹo quá mức, cứng, dính cột sống ảnh hưởng đến việc vận động
Chiều dài giữa 2 tay, 2 chân bị chênh lệch hơn 5cm mà không có dụng cụ hỗ trợ
1 bàn chân hoặc 2 ngón trên 1 bàn tay trở lên  bị cụt hoặc mất chức năng.
Bệnh về nội tiếtCác bệnh về tiểu đường, tiền sử hôn mê do đái tháo đường trong vòng 1 tháng trở lại đây
Lạm dụng chất kích thích– Sử dụng ma túy, rượu bia có nồng độ cồn vượt quá quy định.- Sử dụng các loại thuốc điều trị khiến tinh thần không tỉnh táo- Sử dụng quá liều các loại thuốc kích thích hưng phấn, gây ảo giác.

Bằng lái xe hạng C có dễ học và thi sát hạch không?

Học và thi bằng lái xe hạng C được đánh giá là dễ đậu hơn so với bằng B2. Vì thi bằng lái xe hạng C so với bằng B2 thì ít hơn 1 bài thi sa hình.

Điều kiện để được đăng ký học và thi bằng lái xe hạng C cũng không yêu cầu quá khó. Chỉ cần tốt nghiệp THCS, độ tuổi trên 21 và có sức khỏe tốt, cụ thể về tình trạng sức khỏe đã được trình bày ở phần trên. Sau khi hoàn thành thủ tục thì bạn sẽ cần tham gia đầy đủ chương trình đào tạo 920h, sau đó tiến hành thi sát hạch để được cấp bằng lái xe hạng C.

Bằng lái xe hạng C có dễ học và thi sát hạch không?
Bằng lái xe hạng C có dễ học và thi sát hạch không?

Chi phí đào tạo và thi sát hạch giấy phép lái xe hạng C

Loại phíMức phí (VNĐ)
Chi phí đào tạo GPLX hạng CChi phí làm hồ sơ đăng ký học và thi bằng C5.000.000 – 7.000.000
Chi phi khám sức khỏe tổng quát trước khi đăng ký dự thi500.000 – 700.000
Chi phí đào tạo bằng lái hạng C bao gồm lý thuyết và thực hành4.000.000 – 5.000.000
Chi phí thi bằng lái xe hạng C quy định trong thông tư 188/2016/TT-BTCChi phí thi sát hạch phần lý thuyết90.000/lần
Chi phí thi sát hạch phần thực hành trên hình300.000/lần
Chi phí thi sát hạch phần thực hành trên đường60.000/lần
Chi phí cấp bằng lái xe hạng C135.000/lần
Chi phí có thể phát sinhThuê xe tập lái tự túc ngoài giờ đào tạo300.000 – 350.000/giờ
Thuê sân tập lái tự túc ngoài giờ đào tạo50.000 – 100.000/buổi
Chi phí học thực hành bổ túc tay lái 350.000đ – 400.000

Đăng ký học và thi bằng lái xe hạng C như thế nào?

Đăng ký học và thi bằng lái xe hạng C cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ gồm:

  • Đơn xin đề nghị học, sát hạch cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định.
  • Bản photo CCCD hoặc hộ chiếu. Nếu là người nước ngoài thì cần cung cấp bản photo thẻ tạm trú, thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao/công vụ, hoặc hộ chiếu đảm bảo còn thời hạn trên 6 tháng.
  • Phiếu chứng nhận khám sức khỏe của người đăng ký dự thi được cấp bởi cơ sở y tế có thẩm quyền theo đúng quy định.
  • 06 ảnh 3×4 (nền xanh).

Sau khi chuẩn bị đầy đủ những thông tin cần thiết trong hồ sơ thì bạn có thể đến các Trung tâm đào tạo sát hạch bằng lái xe tại địa phương để nộp.

Thủ tục đăng ký học và thi bằng lái xe hạng C
Thủ tục đăng ký học và thi bằng lái xe hạng C

Thời gian học bằng lái xe hạng c có lâu không?

Thời gian đào tạo bằng lái xe hạng C được quy định tại Điều 13, 14 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT với tổng cộng 920h: trong đó có 168h lý thuyết và 752h thực hành.

Đối với thời gian học để nâng hạng giấy phép lái xe thì quy định như sau:

  • Từ hạng C -> D: tổng 192h (48h lý thuyết, 144h thực hành).
  • Từ hạng C -> E: tổng 336h (56h lý thuyết, 280h thực hành).
  • Từ hạng C, D, E -> FC: tổng 272h (48h lý thuyết, 224h thực hành).

Thi sát hạch bằng lái xe hạng C ở địa điểm nào?

Điều 21 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định, Trung tâm sát hạch lái xe được cấp phép sẽ là địa điểm để thi bằng lái xe hạng C. Bạn có thể lựa chọn những địa điểm gần nơi sinh sống, thuận tiện nhất để đăng ký thi lấy bằng lái xe hạng C mà không bắt buộc phải thi tại địa chỉ thường trú, tạm trú trên hộ khẩu.

Thi bằng lái hạng C tại Trung tâm sát hạch lái xe được cấp phép
Thi bằng lái hạng C tại Trung tâm sát hạch lái xe được cấp phép

Giải đáp những câu hỏi thường gặp về bằng lái xe hạng C

Bằng FC lái được những loại xe nào?

Bằng FC theo quy định được phép điều khiển những loại phương tiện thuộc GPLX hạng B1, B2, C, bao gồm cả xe container. Cụ thể gồm:

  • Xe Ô tô tải, ô tô tải chuyên dùng có tải trọng <3,5 tấn và >= 3,5 tấn.
  • Xe máy kéo 1 rơ moóc có tải trọng >= 3,5 tấn.
  • Ô tô chở người số sàn và số tự động từ 4 – 9 chỗ ngồi.
  • Xe ô tô dành cho những người bị khiếm khuyết.
Bằng FC lái được những loại phương tiện thuộc bằng B1, B2, C
Bằng FC lái được những loại phương tiện thuộc bằng B1, B2, C

Xem thêm: Top 17 các hãng xe tải được đánh giá tốt ở Việt Nam

Bằng C chở được mấy người?

Như đã đề cập ở phần Bằng lái hạng C chạy được xe gì thì tài xế sở hữu loại bằng này được phép lái xe ô tô chở 9 chỗ ngồi, tương ứng với 9 người (bao gồm cả chỗ ngồi của người lái).

Bằng C lái xe mấy chỗ?

Bằng C lái được loại xe nào đã được giải đáp ở trên, theo đó cũng có đề cập loại băng này có thể điều khiển các loại phương tiện giống với bằng B1, B2 bao gồm các xe ô tô chở người 4 chỗ, 5 chỗ, 7 chỗ và 9 chỗ (trong đó bao gồm cả ghế của tài xế lái).

Bằng C lái được xe ô tô từ 4 - 9 chỗ
Bằng C lái được xe ô tô từ 4 – 9 chỗ

Bằng C chạy được xe bao nhiêu tấn?

Dựa theo khoản 8 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, bằng lái xe hạng C được phép chở những loại phương tiện gồm xe ô tô tải, ô tô tải chuyên dùng có tải trọng >= 3,5 tấn; xe máy kéo 1 rơ moóc có tải trọng >= 3,5 tấn, và cả Xe Ô tô tải, ô tô tải chuyên dùng thuộc bằng lái B1, B2 có tải trọng <3,5 tấn.

Bằng C chạy được xe ô tô tải > 3.5 tấn
Bằng C chạy được xe ô tô tải > 3.5 tấn

Bằng C có lái được xe thuộc bằng lái xe hạng B,D không?

Ở mục bằng lái xe C chạy được xe gì đã có đề cập bằng C có thể lái những loại phương tiện thuộc bằng B1, B2, tuy nhiên không thể lái được các loại xe thuộc bằng D. Vì bằng lái xe hạng D bao gồm cả những loại hạng nặng, chở số lượng lớn hành khách như xe du lịch, xe khách, xe buýt lớn có thể lên tới 30 chỗ, những phương tiện thuộc bằng B1, B2, C.

Có bằng lái xe hạng C có được lái xe hộp số và xe số sàn không?

Bằng lái xe hạng C có thể điều khiển được cả xe hộp số và xe số sàn theo như quy định của Pháp luật. Vì vậy, người sở hữu loại bằng này hoàn toàn có thể lái các dòng xe như xe van Van Gaz 3 đến – 6 chỗ, xe tải van Tera V,…

Bằng lái xe hạng C có được phép điều khiển xe máy không?

Bằng lái xe dành cho ô tô và xe máy là 2 loại bằng được quy định khác nhau, vì thế chủ phương tiện sở hữu bằng lái xe ô tô hạng C nếu muốn điều khiển xe máy đúng quy định đường bộ thì phải có thêm bằng lái A1 dành riêng cho xe máy.

Bằng lái xe hạng C không được phép điều khiển xe máy
Bằng lái xe hạng C không được phép điều khiển xe máy

Giấy phép lái xe hạng C hết hạn khi nào?

Như đã đề cập ở trên, bằng lái xe hạng C sẽ hết hạn sau 5 năm sử dụng dựa theo khoản 4 Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT.

Bằng C lái được xe 16 chỗ không? Có bị phạt không?

Bằng C chỉ được lái những loại ô tô chở người 4,5,7,9 chỗ, vì thế lái xe 16 chỗ là vượt quá quy định cho phép và sẽ bị xử phạt. Cụ thể mức xử phạt được quy định tại điểm a Khoản 8 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Chủ phương tiện điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên, xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô có giấy phép lái xe nhưng không phù hợp loại xe đang điều khiển bị phạt tiền từ 4.000.000 – 6.000.000 VNĐ.

Bằng C không được lái được xe 16 chỗ
Bằng C không được lái được xe 16 chỗ

Từ bằng lái xe hạng C được lên cấp lên hạng nào? Làm thế nào để nâng hạng?

Từ bằng lái xe hạng C có thể được nâng lên hạng bằng D, E, FC.
Quy định về điều kiện nâng hạng bằng C lên các bằng khác được đề cập tại Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, cụ thể:

  • Bằng lái xe hạng C được nâng hạng lên D, FC sau 3 năm đồng thời đảm bảo số km đạt từ 50.000km lái xe an toàn trở lên.
  • Bằng lái xe hạng C được nâng hạng lên E sau 5 năm đồng thời đảm bảo số km đạt từ 100.000km lái xe an toàn trở lên.
Từ bằng lái xe hạng C được lên cấp lên hạng D, FC, E
Từ bằng lái xe hạng C được lên cấp lên hạng D, FC, E

Chủ phương tiện làm hồ sơ nâng hạng chuẩn bị những loại giấy tờ sau:

  • Đơn xin đề nghị học, sát hạch cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định.
  • Bản photo CCCD hoặc hộ chiếu. Nếu là người nước ngoài thì cần cung cấp bản photo thẻ tạm trú, thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao/công vụ, hoặc hộ chiếu đảm bảo còn thời hạn trên 6 tháng.
  • Phiếu chứng nhận khám sức khỏe của người đăng ký dự thi được cấp bởi cơ sở y tế có thẩm quyền theo đúng quy định.
  • Điền đầy đủ thông tin trong mẫu bản khai thời gian hành nghề và quãng đường lái xe an toàn.
  • Bản photo bằng tốt nghiệp THCS.
  • Nếu nâng lên hạng D, E thì cần bản photo loại bằng cấp tương đương bằng tốt nghiệp THCS trở lên đối.
  • Bản photo giấy phép lái xe hiện đang sở hữu

Bằng lái xe hạng C bị mất hoặc hết hạn cấp lại như thế nào?

Bằng lái xe hạng C khi bị mất hoặc hết hạn thì chủ phương tiện cần thực hiện thủ tục cấp lại nếu có nhu cầu cấp lại để tiếp tục tham gia giao thông:

  • Bằng lái xe hạng C bị mất hoặc hết hạn chưa đến 03 tháng thì không cần thi sát hạch mà sẽ được cấp lại.
  • Bằng lái xe hạng C bị mất hoặc hết hạn từ 3 đến dưới 12 tháng thì để được cấp lại bằng cần phải vượt qua bài thi sát hạch lý thuyết.
  • Bằng C bị mất hoặc hết hạn trên 12 tháng: muốn được cấp bằng lại thì phải thi sát hạch lại cả phần lý thuyết và thực hành.

Thông qua những kiến thức mà Siêu Thị Xe Tải Van đã chia sẻ ở trên đây về bằng C lái được xe gì, điều kiện, thủ tục đăng ký học và thi bằng lái C và các vấn đề liên quan, hy vọng bạn đã có thể nắm được trước khi muốn thi lấy bằng để tham gia giao thông hoặc kinh doanh vận tải.

Nếu như có nhu cầu tư vấn, tìm hiểu về xe tải van thì chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp, phục vụ quý khách, hãy liên hệ đến Siêu Thị Xe Tải Van qua số hotline 0934102234.

Bài viết liên quan

Thông tin liên hệ
Siêu Thị Xe Tải Van – Chuyên các dòng xe van chính hãng

  • Địa chỉ: 4 Đ. Song Hành, Trung Mỹ Tây, Q.12, TP. Hồ Chí Minh
  • Email: phongmktansuong@gmail.com
  • Hotline: 0934.102.234
  • Hỗ trợ kỹ thuật : 0904 862 863
  • Hotline cứu hộ : 0988 566 079
  • Website: https://xetaivan.com.vn/
Gọi điện
Gọi điện
Chat Zalo
Chat Zalo