Bằng lái xe D lái được xe gì là câu hỏi được rất nhiều bác tài thắc mắc khi chuẩn bị thi bằng lái xe. Để giúp trang bị đầy đủ những thông tin cũng như kiến thức cho các bác tài về loại bằng lái này, trong bài viết dưới đây Siêu Thị Xe Tải Van sẽ giải đáp.
Giải đáp bằng lái xe D lái được xe gì?
Dưới đây, Siêu Thị Xe Tải Van sẽ giúp giải đáp bằng lái xe D lái được xe gì.
Căn cứ theo khoản 9 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, người sở hữu bằng lái xe hạng D có thể điều khiển các loại phương tiện dưới đây:
- Ô tô chở người có từ tối thiểu 10 chỗ đến tối đa 30 ghế ngồi, bao gồm cả vị trí cho tài xế.
- Các loại xe được quy định trong GPLX các hạng B1, B2 và C gồm:
- Xe ô tô số tự động tối đa 9 chỗ (gồm cả ghế lái của bác tài).
- Ô tô tải, ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải < 3.5 tấn.
- Xe ô tô dành cho người khuyết tật.
- Xe ô tô tối đa 9 chỗ (gồm cả ghế lái của bác tài).
- Ô tô tải, ô tô tải chuyên dùng có trọng tải < 3.5 tấn.
- Xe máy kéo kéo 1 rơ moóc có trọng tải < 3.5 tấn.
- Xe ô tô chuyên dùng có trọng tải < 3.5 tấn.
- Ô tô tải, các xe ô tô tải chuyên dùng có trọng tải tối thiểu 3.5 tấn.
- Xe máy kéo kéo 1 rơ moóc có trọng tải tối thiểu 3.5 tấn.
Xem thêm: Bằng B2 lái được loại xe nào?
Quy định điều kiện để học và thi GPLX hạng D
Quy định về điều kiện học và thi bằng lái xe hạng D được đề cập tại Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT. Cụ thể quy định như sau:
- Về quốc tịch: Người học phải là những công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, người nước ngoài được cư trú hợp pháp hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
- Về độ tuổi: Theo điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008, thì phải từ 24 tuổi trở lên (tính đến ngày dự sát hạch lái xe).
- Về sức khỏe: Đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định, không mắc các bệnh ảnh hưởng đến khả năng lái xe như bệnh tim mạch, thần kinh, hoặc thị lực kém. Xem quy định đầy đủ trong Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái Phụ lục 1 thuộc Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT.
- Trình độ học vấn: đã tốt nghiệp THCS trở lên hoặc các bằng tương đương trình độ.
- Quy định về kinh nghiệm và số km an toàn cần đạt:
- Nếu nâng hạng từ Hạng C -> D: đảm bảo có kinh nghiệm lái xe ít nhất 3 năm và đạt ít nhất 50.000 km lái xe an toàn.
- Nếu nâng hạng từ Hạng C -> D: đảm bảo có kinh nghiệm lái xe ít nhất 5 năm và đạt ít nhất 100.000 km lái xe an toàn.
Thời hạn hiệu lực của giấy phép lái xe hạng D
Quy định về thời hạn của bằng lái xe hạng D được đề cập tại Quy định tại Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT. Cụ thể, bằng lái xe hạng D có thời hạn là 5 năm sử dụng kể từ ngày cấp.
Khi sắp hết hạn, chủ sở hữu bằng lái cần phải chủ động làm thủ tục gia hạn.
Theo đó:
- Nếu bằng D hết hạn dưới 3 tháng thì sẽ được cấp lại mà không cần thi sát hạch
- Nếu bằng D hết hạn từ 3 tháng – dưới 1 năm thì cần thi lại phần thi lý thuyết để được cấp lại bằng.
- Nếu bằng D hết hạn từ trên 1 năm thì cần thi lại cả phần thi lý thuyết và thực hành để được cấp lại bằng.
Xem thêm: Tất cả các loại bằng lái xe hiện nay
Chi phí học và thi bằng giấy phép lái xe hạng D
Hiện nay, chi phí học và thi bằng lái xe hạng D khá cao giao động 12.000.000 – 17.000.000 VNĐ. Trong đó sẽ bao gồm các loại chi phí sau:
- Học phí tham gia học tại các trung tâm bao gồm học lý thuyết, tài liệu, học thực hành, xăng xe,… giao động từ 10.000.000 – 15.000.000 VNĐ (tuỳ thuộc vào trung tâm, khu vực khác nhau thì mức giá cũng sẽ có sự chênh lệch).
- Lệ phí thi sát hạch giao từ 450.000 – 600.000 VNĐ (đóng cho Sở Giao Thông Vận Tải và lệ phí này sẽ có sự chênh lệch khác nhau theo từng giai đoạn khác nhau).
- Chi phí kiểm tra sức khỏe: từ 300.000 – 500.000 VNĐ (tùy bệnh viện, khu vực sẽ có giá chênh lệch).
- Các khoản chi phí khác.
Hồ sơ đăng ký thi bằng lái xe hạng D cần những gì?
Hồ sơ đăng ký thi bằng lái xe hạng D cần chuẩn bị đầy đủ để đảm bảo quá trình đăng ký suôn sẻ bao gồm:
- Đơn đăng ký học lái xe (theo mẫu của trung tâm đào tạo).
- Bản photocopy giấy CMND/CCCD/hộ chiếu còn thời hạn (không cần công chứng).
- Giấy khám sức khỏe do bệnh viện hoặc cơ sở y tế cấp.
- Bằng lái xe cũ (hạng B2 hoặc C).
- Ảnh thẻ kích thước 3×4 hoặc 4×6: 6 ảnh, nền xanh, áo sơ mi trắng.
Thắc mắc thường gặp về bằng lái xe hạng D
Bằng lái xe hạng D chạy được xe tải không?
Sau khi đã giải đáp bằng D lái được những xe gì ở trên thì câu trả lời cho “Bằng lái xe hạng D chạy được xe tải không?” là Có. Giấy phép lái xe hạng D cho phép tài xế điều khiển các loại xe tải nặng, xe tải chuyên dụng và cả xe khách từ 10 chỗ – 30 chỗ. Đây là sự khác biệt chính so với bằng lái xe hạng C (chỉ lái xe tải dưới 9 chỗ).
Giấy phép lái xe hạng D lái xe mấy chỗ?
Như đã trình bày ở mục “Giấy phép lái xe hạng d được lái xe gì?” thì bằng lái xe hạng D cho phép điều khiển các loại xe từ 10 – 30 chỗ ngồi, bao gồm:
- Xe khách.
- Xe buýt.
- Xe tải chuyên dụng có số chỗ tương ứng.
Trường hợp giấy phép lái xe hạng D hết hạn có bị xử phạt không?
Việc điều khiển xe sử dụng giấy phép lái xe hạng D hết hạn sẽ bị phạt tiền theo quy định tại Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP. Cụ thể điều khiển xe sử dụng giấy phép lái xe đã hết hạn dưới 3 tháng sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 – 7.000.000 VNĐ; từ 3 tháng trở lên sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 – 12.000.000 VNĐ.
Chưa có bằng lái ô tô, có học thẳng bằng D được không?
Theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành các quy định cụ thể về chương trình đào tạo giấy phép lái xe ô tô. Trong đó, chương trình đào tạo cơ bản chỉ áp dụng cho các hạng bằng lái như B1, B2 và C, còn đối với các hạng cao hơn như D, E, F, tài xế buộc phải tham gia chương trình đào tạo nâng hạng từ các bằng lái hạng thấp lên.
Như vậy, Theo quy định, tài xế không thể học thẳng lên bằng lái xe hạng D nếu chưa có giấy phép lái xe hạng thấp hơn mà cần phải học và Học và thi lấy bằng lái xe hạng B2 hoặc C rồi nâng lên. Hơn nữa, bằng lái xe hạng D yêu cầu người lái phải có kỹ năng lái xe tốt, kinh nghiệm thực tế lâu dài và khả năng xử lý tình huống phức tạp trên đường nên các tài xế mới nên tuân thủ để đảm bảo tính an toàn.
Trên đây, chúng tôi đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bằng lái xe D lái được xe gì. Đây là loại giấy phép quan trọng dành cho tài xế chuyên nghiệp, yêu cầu cao về kinh nghiệm và kỹ năng lái xe. Do đó, việc hiểu rõ các quy định về điều kiện, thời hạn, lệ phí và hồ sơ là rất cần thiết.
Nếu như còn bất cứ thắc mắc hay cần tư vấn thêm thông tin đừng ngần ngại liên hệ ngay cho Siêu Thị Xe Tải Van qua số hotline 0934.102.234.
Các bài viết liên quan đến Kiến thức giao thông
- Bằng lái xe cao nhất hiện nay hạng gì?
- Các loại biển số xe và quy định mới nhất khi lắp biển số
- Bằng C lái được xe gì? Bằng C lái xe mấy chỗ?
- Bằng B2 chạy được xe tải bao nhiêu tấn?