8 nhóm biển báo giao thông phải nhớ khi tham gia giao thông

Tín hiệu của người điều khiển, ý nghĩa các biển báo giao thông, tín hiệu đèn,… là những điều cần thiết mà người tham gia giao thông phải hiểu và thực hiện theo. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến các loại biển báo giao thông đường bộ để bạn đọc tham khảo.

8 nhóm biển báo giao thông phải nhớ
8 nhóm biển báo giao thông phải nhớ

Biển báo giao thông có ý nghĩa gì?

Các biển báo giao thông đường bộ có vai trò truyền đạt ý nghĩa thông qua các ký hiệu, con số, chữ viết,… nhằm điều hướng người tham gia giao thông và đảm bảo được an ninh, an toàn giao thông. Biển hiệu giao thông tượng trưng cho hiệu lệnh của người điều khiển vì thế người lái xe cần phải quan sát và thực hiện theo chỉ dẫn. Hành vi không thực hiện theo biển báo được coi là vi phạm pháp luật. Song, một số biển báo giao thông đường bộ hiện nay có mức phạt được quy định rõ ràng.

Ý nghĩa của biển báo giao thông
Ý nghĩa của biển báo giao thông

Các biển báo an toàn giao thông cơ bản

Theo quy định pháp luật hiện hành, biển báo an toàn giao thông được chia thành 4 nhóm cơ bản mà người tham gia giao thông cần phải nhớ là:

  • Biển báo cấm
  • Biển báo nguy hiểm
  • Biển báo chỉ dẫn
  • Biển báo hiệu lệnh
4 nhóm biển báo giao thông cơ bản
4 nhóm biển báo giao thông cơ bản

Mỗi nhóm biển giao thông trên sẽ bao gồm nhiều biển báo khác. Chẳng hạn biển báo cấm sẽ gồm cấm rẽ, cấm quay đầu, cấm đậu xe,… Ngoài 4 nhóm cơ bản trên, người tham gia cần lưu ý thêm một số biển phụ chỉ đường và hướng, biển báo trên đường cao tốc, biển báo theo hiệp định GMS và vạch kẻ đường khi tham gia giao thông.

Ý nghĩa của từng nhóm biển báo giao thông

Biển báo cấm

  • Đặc điểm: hầu hết hình tròn, viền đỏ nền trắng, có hình vẽ màu đen. Vẫn có vài trường hợp viền xanh.
  • Biển báo cấm có hiệu lực giá trị trên một/ một số làn của một chiều xe chạy hoặc trên tất cả làn đường. Biển báo cấm thể hiện thông điệp cấm người điều khiển giao thông thực hiện điều gì đó và bắt buộc phải tuân thủ theo
  • Biển báo cấm bắt đầu từ số 101 đến 140
Đặc điểm biển báo cấm
Đặc điểm biển báo cấm

Biển báo nguy hiểm

  • Đặc điểm: hình tam giác, viền đỏ sơn nền vàng với hình vẽ đen hoặc hình thoi, viền vàng với hình vẽ đen
  • Biển báo giao thông nguy hiểm không bắt buộc hay cấm nhưng người điều khiển phải thực hiện theo. Tuy nhiên, nên thực hiện để đảm bảo an toàn cho bản thân.
  • Biển báo cấm bắt đầu từ số 201 đến 247
Đặc điểm biển báo nguy hiểm
Đặc điểm biển báo nguy hiểm

Biển báo hiệu lệnh

  • Đặc điểm: hình tròn, nền xanh và hình vẽ trắng.
  • Biển báo hiệu lệnh thường được đặt ở quốc lộ hay ngã tư
  • Biển báo hiệu lệnh đưa ra thông điệp hiệu lệnh người điều khiển giao thông phải thực hiện
  • Biển báo cấm bắt đầu từ số 301 đến biển số 310
Đặc điểm biển báo hiệu lệnh
Đặc điểm biển báo hiệu lệnh

Biển báo chỉ dẫn

  • Đặc điểm: hình chữ nhật hoặc hình vuông, nền màu xanh với hình vẽ trắng
  • Biển báo giao thông chỉ dẫn với thông điệp hướng dẫn cho người tham gia giao thông đi đúng đồng thời đảm bảo an toàn khi lưu thông
  • Biển báo cấm bắt đầu từ số 401 đến biển số 448
Đặc điểm biển báo chỉ dẫn
Đặc điểm biển báo chỉ dẫn

Biển báo phụ

  • Đặc điểm: hình chữ nhật hoặc hình vuông, viền đen với nền trắng và hình vẽ đen
  • Biển báo phụ thường được đặt dưới các biển báo chính (biển cấm, biển hiệu lệnh, biển nguy hiểm và biển chỉ dẫn) để làm rõ ý nghĩa/ thông điệp
  • Biển báo cấm bắt đầu từ số 501 đến biển số 510
Đặc điểm biển báo phụ
Đặc điểm biển báo phụ

Vạch kẻ đường

  • Vạch kẻ đường vẫn được coi là biển báo giao thông.
  • Đặc điểm: nằm ngang và nằm dọc dùng độc lập hoặc kết hợp với đèn tín hiệu và biển báo giao thông khác. Theo đó, người tham gia giao thông phải tuân theo hiệu lệnh của cả hai.
Vạch kẻ đường được coi là biển báo giao thông
Vạch kẻ đường được coi là biển báo giao thông

Biển báo trên đường cao tốc

  • Đặc điểm: hình chữ nhật và hình vuông, nền xanh và hình vẽ trắng
  • Do đặc trưng riêng biệt của đường cao tốc, nên chúng sẽ có hệ thống biển báo khác với các tuyến đường bình thường. Biển báo trên đường cao tốc mang thông điệp chỉ dẫn điểm đến, hướng đi và quy định để đảm bảo an toàn khi di chuyển.
  • Biển báo cấm bắt đầu từ số 450 đến biển số 466
Biển báo trên đường cao tốc khác với loại thường
Biển báo trên đường cao tốc khác với loại thường

Biển báo theo hiệp định GMS

Hiệp định GMS được ký kết nhằm xây dựng và tạo ra hệ thống vận tải xuyên quốc gia.
Biển báo theo hiệp định GMS được dùng trên các tuyến đường đối ngoại thuộc vùng Mekong mở rộng gồm Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia và Myanmar.

Biển báo theo hiệp định GMS dùng trên các tuyến đường đối ngoại
Biển báo theo hiệp định GMS dùng trên các tuyến đường đối ngoại

Một số câu hỏi về biển báo giao thông thường gặp

Ai là người có quyền đặt biển báo giao thông?

Dựa theo Điều 37 Luật Giao thông đường bộ ban hành vào năm 2008 quy định về trách nhiệm tổ chức giao thông như sau:

  • Trên hệ thống quốc lộ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm tổ chức giao thông.
  • Trên các hệ thống đường bộ thuộc phạm vi quản lý, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức giao thông, trong đó có nhiệm vụ quy định các đoạn đường lắp đặt biển báo giao thông.
  • Bên cạnh đó, trên các tuyến đường giao thông nông thôn nếu Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phân công nhiệm vụ thì sẽ có quyền tổ chức giao thông (dựa theo Điều 19 và Điều 20).
Quy định về người đặt biển báo
Quy định về người đặt biển báo

Những biển báo giao thông được đặt ở vị trí nào

Những biển báo giao thông phải được đặt ở những nơi người tham gia giao thông dễ dàng nhìn thấy và có đủ thời gian để chuẩn bị trước khi thực hiện theo hiệu lệnh.

Cách đặt biển báo:

  • Đặt thẳng đứng tại đường giao nhau hoặc trước đoạn đường cần cấm
  • Mặt biển báo giao thông quay về hướng đối diện chiều đi hoặc phía trên phần đường xe chạy hay đặt về phía tay phải, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt khác
  • Đối với tất cả biển báo giao thông thuộc nhóm nguy hiểm và cảnh báo phải được đặt trước đó một khoảng cách nhất định sao cho người tham gia giao thông dễ dàng thấy được
  • Cần đặt thêm biển báo phụ S.502 nếu cần quy định khoảng cách cấm từ vị trí đặt biển
Quy định về vị trí đặt biển báo
Quy định về vị trí đặt biển báo

Mức phạt khi không tuân thủ là bao nhiêu?

Được quy định bởi Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển giao thông khi không tuân thủ hiệu lệnh biển báo sẽ có mức phạt như sau:

  • Xe đạp: Phạt từ 80.000 đến 100.000 đồng
  • Xe máy: Tước giấy phép từ 2 đến 4 tháng, phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng
  • Máy kéo, xe máy chuyên dùng: Tước giấy phép và chứng chỉ bồi dưỡng từ 2 đến 4 tháng, phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng
  • Ô tô: Tước giấy phép từ 2 đến 4 tháng, phạt từ 300.000 đến 400.000 đồng
Mức phạt khi không tuân thủ biển báo
Mức phạt khi không tuân thủ biển báo

Trên đây các biển báo giao thông cần nhớ khi tham gia giao thông đáng để bạn đọc tham khảo và chia sẻ. Nếu bạn đang có nhu cầu mua xe tải van vui lòng liên hệ hotline 0934.102.234 để được tư vấn nhanh nhất.

Các bài viết liên quan:

Thông tin liên hệ
Siêu Thị Xe Tải Van – Chuyên các dòng xe van chính hãng

  • Địa chỉ: 4 Đ. Song Hành, Trung Mỹ Tây, Q.12, TP. Hồ Chí Minh
  • Email: phongmktansuong@gmail.com
  • Hotline: 0934.102.234
  • Hỗ trợ kỹ thuật : 0904 862 863
  • Hotline cứu hộ : 0988 566 079
  • Website: https://xetaivan.com.vn/
Gọi điện
Gọi điện
Chat Zalo
Chat Zalo