Bugi là gì và những dấu hiệu nhận biết hư hỏng có dễ phát hiện không? Cách thay bugi như thế nào và những bugi cũ có thể sử dụng lại được hay không? Nếu vẫn còn lúng túng trong câu hỏi này thì hãy cùng Siêu Thị Xe Tải Van tìm hiểu ngay nhé.
Sơ lược về bugi
Bugi là gì?
Bugi là gì? Bugi là thành phần cuối cùng trong hệ thống đánh lửa của động cơ đốt trong. Vai trò chính của bugi là tạo ra tia lửa điện để kích hoạt quá trình đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu và không khí bên trong buồng đốt. Tia lửa điện này được dẫn truyền từ cuộn cảm cao áp đến bugi thông qua dây cao áp.
Bugi ô tô có cấu tạo bao gồm 4 thành phần: vỏ sứ, đầu điện cực, đầu nối và lõi đồng. Do làm việc trong môi trường khắc nghiệt với áp suất nén lớn (có thể lên đến 50 kg/cm²) và nhiệt độ cao (khoảng 2.500°C), bugi được chế tạo từ các vật liệu đặc biệt có khả năng chịu nhiệt, chịu áp suất và chống mài mòn cao. Các vật liệu thường được sử dụng để sản xuất bugi bao gồm đồng, niken, iridi, platinum hoặc gốm.
Xem thêm: Hộp số xe là gì?
Nguyên lý hoạt động của bugi
Quá trình đốt cháy của bugi phải đáp ứng đủ 3 thành phần: nhiên liệu và nguồn nhiệt. Trong động cơ ô tô, mỗi khi piston đi xuống, xi-lanh sẽ hút vào một lượng không khí chứa khoảng 21% oxy. Đồng thời, hệ thống phun nhiên liệu sẽ đưa xăng vào bên trong xi-lanh.
Để tạo ra nguồn nhiệt, động cơ ô tô sử dụng tia lửa điện. Tia lửa này được sinh ra từ bugi. Khi động cơ hoạt động, một dòng điện rất mạnh sẽ chạy qua bugi, tạo ra một tia lửa điện nhỏ giữa hai điện cực khoảng 0.25 mm đến 1.8 mm. Tia lửa này sẽ đốt cháy hỗn hợp xăng và không khí đã được nén lại bên trong xi-lanh. Nhiệt lượng tỏa ra từ quá trình cháy sẽ đẩy piston đi lên, tạo ra lực quay để bánh xe chuyển động
7 cách nhận biết khi bugi ô tô bị hỏng
Bugi có vấn đề sẽ biểu hiện ngay. Vậy dấu hiệu bị hỏng của bugi là gì, dưới đây là 7 cách để nhận biết:
- Tiêu hao nhiên liệu bất thường: thời gian đốt cháy lâu hơn, hiệu suất đốt cháy giảm đến 30% dẫn đến mức tiêu hao nhiên liệu cao
- Động cơ khó khởi động hoặc không nổ máy: các tác nhân như bụi bẩn, bị hao mòn làm ảnh hưởng đến khả năng đánh lửa. Hoặc, hơi nước đọng lại trong xilanh làm động cơ bị lạnh, cần thời gian lâu để khởi động
- Hiệu suất bugi kém dần: nhiên liệu cháy không ổn định khi bugi hỏng khiến xe đứng máy, ì máy.
- Đèn báo động cơ sáng: nếu gặp vấn đề bugi sẽ tự động kích hoạt đèn báo sáng. Tuy nhiên, đèn báo có thể sáng lên do nhiều nguyên nhân khác vì thế tài xế cần phải kiểm tra chính xác
- Động cơ phản ứng chậm: xe khởi động chậm hơn, tăng tốc chậm, máy nổ không đều, bị giật khi khởi động
- Chế độ nghỉ/ cầm chừng: về cơ bản, hiện tượng mất lửa chỉ xảy ra ở chế độ này. Khi để xe ở chế độ nghỉ, bạn cảm nhận được rõ ràng động cơ rung mạnh và nhiều hơn
- Màu sắc: bugi biến đổi màu là dấu hiệu nhận biết rõ nhất. Màu trắng là có vấn đề ở bộ phận làm mát, bugi phải đánh lửa lâu. Màu đen có thể có mùi khét là do dầu nhớt bị rỉ vào xilanh, bám vào khiến bugi không đánh lửa
Xem thêm: Nước làm mát ô tô khi nào cần thay?
Quy trình thay thế bugi ô tô tại nhà
- Bước 1: Tắt máy và chờ động cơ nguội trước khi thay bugi. Sau đó mở nắp capo để tìm vị trí của bugi
- Bước 2: Dùng kìm nhổ nhẹ nhàng kéo dây cao áp ra khỏi bugi. Lưu ý: Mỗi dây cao áp chỉ tương ứng với một bugi, vì vậy hãy đánh dấu vị trí của chúng để tránh lắp nhầm
- Bước 3: Dùng cơ lê để mở và tháo bugi cũ.
- Bước 3: Tháo bugi bằng cách vặn cờ lê ngược chiều kim đồng hồ. Lau sạch đầu nến và ren của bugi cũ trước khi tháo.
- Bước 4: Bôi một lớp chất bôi trơn hoặc dầu chống gỉ lên ren của bugi mới. Lắp vặn bugi mới cho đến khi cảm thấy chặt tay.
- Bước 5: Siết chặt bugi mới lắp thêm khoảng ¼ – ½ vòng. Thực hiện tương tự các bước trên cho những bugi khác.
- Bước 6: Lắp lại các dây cao áp vào đúng vị trí, đảm bảo kết nối chắc chắn
- Bước 7: Khởi động động cơ và kiểm tra động cơ hoạt động bình thường hay chưa. Nếu có vấn đề, hãy mang xe đến trung tâm uy tín để kiểm tra
Giải đáp thắc mắc về bugi ô tô
Bugi ô tô có mấy loại?
Tiêu chuẩn phân loại bugi là gì? Dựa vào khả năng tản nhiệt, bugi được chia thành 2 nhóm bugi nóng và bugi lạnh.
Bugi nóng | Bugi lạnh |
Ưu điểm: Tản nhiệt nhanh Ứng dụng: phù hợp với các động cơ có tỉ số nén thấp, tốc độ thấp, tải trọng nhẹ và di chuyển quãng đường ngắn Đặc điểm nhận biết: Chỉ số nhiệt càng nhỏ thì bugi càng nóng | Ưu điểm: hấp thụ nhiệt lớn Ứng dụng: phù hợp với các động cơ có tỉ số nén cao, tốc độ cao, tải trọng lớn và di chuyển quãng đường dài Đặc điểm: nhận biết: Chỉ số nhiệt càng lớn thì bugi càng nguội |
Việc sử dụng đúng loại bugi không chỉ giúp động cơ hoạt động hiệu quả mà còn góp phần kéo dài tuổi thọ của các bộ phận khác trong hệ thống đánh lửa.
Xem thêm: Động cơ diesel là gì? Giải đáp từ A-Z về động cơ diesel
Xe ô tô sử dụng bao nhiêu bugi?
Dễ dàng xác định được số lượng bugi thông qua số xilanh của động cơ. Ví dụ động cơ xe 4 xilanh tương ứng với sử dụng 4 bugi, 6 xilanh – 6 bugi, 8 xilanh – 8 bugi.
Tại sao bugi ô tô dễ bị hỏng?
Hoạt động trong môi trường khắc nghiệt với nhiệt độ và áp suất cao, chịu tác động của các tạp chất từ nhiên liệu, dầu nhớt khiến bugi nhanh chóng bị mòn và cần được bảo dưỡng, thay thế thường xuyên.
Khi nào nên thay bugi ô tô?
Tùy thuộc vào phương tiện và điều kiện sử dụng, chu kỳ thay bugi mới thường từ 1-2 năm hoặc 20.000 – 30.000 km. Tham khảo sách hướng dẫn sử dụng phương tiện để biết thêm thông tin. Tuy nhiên nếu thấy bugi có dấu hiệu hư hỏng, bạn cần phải thay mới để xe luôn hoạt động ổn định.
Xem thêm: Bảo dưỡng xe tải khi nào là tốt?
Thay bugi đắt tiền xe có mạnh hơn không?
Bugi đắt tiền thường làm bằng vật liệu tốt hơn, đánh lửa mạnh hơn, giúp động cơ hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, không phải cứ đắt tiền là phù hợp với mọi loại xe. Mỗi loại xe được thiết kế với những thông số kỹ thuật riêng, bao gồm cả loại bugi phù hợp. Nếu bạn chọn loại bugi không đúng thông số (như chiều dài, khoảng cách đánh lửa,…) không những không làm động cơ mạnh hơn mà còn dẫn đến rung, giật, tốn xăng và giảm công suất.
Cách vệ sinh bugi ô tô?
Để động cơ nguội: Trước khi làm bất cứ việc gì, hãy đảm bảo động cơ đã nguội hẳn.
Tháo bugi: Dùng cờ lê phù hợp, xoay ngược chiều kim đồng hồ để tháo bugi ra.
Vệ sinh bugi:
- Loại bỏ bụi bẩn: Dùng chổi lông mềm chà nhẹ để loại bỏ bụi bẩn bám trên bugi.
- Làm sạch điện cực: Nhúng nhẹ đầu điện cực vào xăng hoặc dung dịch vệ sinh, sau đó chà nhẹ.
Kiểm tra khoảng cách đánh lửa: Dùng thước đo để kiểm tra và điều chỉnh nếu cần. Nếu khoảng cách không đúng, bugi sẽ khó đánh lửa hoặc đánh lửa liên tục, gây ra hiện tượng nổ bất thường và làm giảm tuổi thọ của bugi.
Lắp lại: Lau khô bugi và lắp lại vào đúng vị trí, siết chặt vừa đủ.
Lưu ý: Nếu bugi bị mòn quá nhiều, nứt vỡ hoặc khoảng cách đánh lửa không thể điều chỉnh được thì cần thay thế bugi mới.
Bugi ô tô có thể sử dụng lại được không?
Tái sử dụng bugi sau khi vệ sinh và điều chỉnh khe hở điện cực (mức tiêu chuẩn khoảng 0.6 – 1.1 mm tùy theo mỗi động cơ) nếu bugi vẫn còn trong tình trạng tốt. Tuy nhiên phải thay mới trong trường hợp bugi có dấu hiệu hư hỏng, đã quá cũ hay bị mòn.
Siêu Thị Xe Tải Van – điểm bảo dưỡng, sửa chữa xe ô tô uy tín
Siêu Thị Xe Tải Van là địa chỉ uy tín, chuyên bảo dưỡng và sửa chữa xe ô tô tải van. Với đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề và hệ thống trang thiết bị hiện đại, chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng dịch vụ chất lượng cao, nhanh chóng và chuyên nghiệp.
Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi bugi là gì và những vấn đề liên quan. Gọi ngay hotline của chúng tôi 0934.102.234 nếu Quý khách đang có nhu cầu mua xe tải van hoặc muốn bảo dưỡng xe nhé.
Các bài viết liên quan đến Wiki Xe van:
- Hệ thống phun nhiên liệu diesel điện tử là gì ?
- Hệ thống điều khiển hành trình Cruise Control là gì?
- Dây curoa ô tô là gì? Tất tần tật thông tin về dây curoa
- Hệ thống treo trên ô tô tải là gì?
- Diesel là gì? Tất tần tật về dầu diesel cần nắm trước khi dùng