Nắm rõ 20 cách lái xe trong thành phố dưới đây để đảm bảo an toàn cho bản thân và người xung quanh là điều cần thiết. Hãy cùng Siêu Thị Xe Tải Van điểm qua từng cách lái xe và một số kinh nghiệm giúp bạn lên “trình” tay lái nhé
20 cách lái xe trong thành phố nên biết
Nắm chắc Luật giao thông đường bộ
Để quá trình lái xe diễn ra suôn sẻ, tài xế luôn phải tìm hiểu kỹ càng về Luật giao thông để tránh sai phạm, vi phạm pháp luật. Đây là điều tiên quyết cần thiết nhất trong 20 cách lái xe trong thành phố an toàn.
Lên lịch trình và xem trước tuyến đường sẽ di chuyển
Khi đến nơi nào đó, bạn cần vạch ra lịch trình trước cho mình để chủ động hơn trong chuyến đi của mình. Tìm hiểu xem đâu là tuyến đường hay bị kẹt, đâu là tuyến đường dễ đi. Nếu đường đi bị kẹt/ tắc, bạn có thể nhanh chóng chạy sang con đường khác để đi nhanh chóng.
Giữ xe luôn đều ga
Mật độ xe trong thành phố rất cao vì thế tài xế chỉ nên lái ở tốc độ thấp đến trung bình. Tránh tăng ga đột ngột và luôn giữ đều ga khi lái xe trong nội đô để đảm bảo an toàn nhất có thể. Cách lái xe này còn giúp bạn tiết kiệm nhiên liệu nữa đấy nhé.
Đi đúng làn đường, không lấn
Không lái xe sai làn đường của phương tiện mình điều khiển, kể cả xe oto, xe tải van hay xe máy,… Điều này không chỉ gây nguy hiểm mà còn phạm luật. Nếu ùn tắc giao thông, nên chờ đợi xử lý bình tĩnh và không nên lấy làn vượt xe khác.
Xem thêm: Cách quay đầu xe đúng luật
Bật xi nhan sớm nếu muốn chuyển làn, chuyển hướng
Khi muốn chuyển làn, chuyển hướng, bác tài phải bật xi nhan sớm cách trước đó từ 20m – 25m, không nên bật rồi chuyển ngay. Bên cạnh đó, cần quan sát gương chiếu hậu để xác định khoảng cách, hướng đi của các phương tiện phía sau.
Lái xe với tốc độ cho phép
Lái xe với tốc độ nhanh bạn sẽ không đủ lý trí để ứng phó với những tình huống bất ngờ, nhất là khi đường quá đông đúc. Dù vậy, ngay khi đường rộng rãi và thông thoáng bạn cũng phải tuân thủ theo luật và lái xe ở tốc độ cho phép.
Giữ khoảng cách với các phương tiện trước và sau
Cách lái xe trong thành phố là chủ động giữ khoảng cách an toàn so với các phương tiện khác. Khoảng cách đủ rộng sẽ dễ dàng xử lý những tình huống bất ngờ khi lái xe. Tuy nhiên cũng không nên cách quá xa phương tiện phía trước để tránh xe máy cắt ngang.
Xem thêm: Hướng dẫn lùi xe vào chuồng dọc và đỗ xe song song
Hạn chế tối đa bật đèn pha
Hạn chế bật đèn pha là một trong những cách đi xe trong thành phố văn mình và lịch sự. Sử dụng đèn pha làm xe đi ngược hướng bị lóa mắt dễ gây ra tai nạn. Bởi thế dù di chuyển vào ban đêm, bác tài cũng chỉ nên bật đèn cốt mà thôi.
Xem thêm: 16 kinh nghiệm lái xe ban đêm
Hạn chế tối đa phanh gấp
Phanh gấp có thể làm tài xế phía sau không thể xử lý kịp thời, gây va chạm. Do đó, hạn chế phanh gấp nhiều nhất có thể. Nếu phía trước có đèn tín hiệu giao thông, ngã 3 hay ngã 4, bạn nên giảm tốc từ từ.
Xem thêm: Cấu Tạo, Nguyên Lý Hoạt Động Phanh ABS
Cẩn thận khi điều khiển xe trên đoạn đường có dải phân cách hoặc vạch kẻ đường
Chú ý dải phân cách và vạch kẻ đường bên trái khi di chuyển trong thành phố. Tầm nhìn bên phải hạn chế hơn, bạn nên chừa một khoảng an toàn ở bên phải xe để bao quát tầm nhìn.
Khi dừng đỗ xe phải chú ý
Trong thành phố thường xuyên kẹt xe, vì thế khi đỗ bác tài phải hết sức chú ý. Tránh đỗ/ dừng xe quá lâu trên đoạn đường này. Ngoài ra, phải quan sát xem tại đó có biển báo cấm đỗ/ cấm dừng hay không nhé.
Sử dụng tính năng đảm bảo an toàn trên xe
Sử dụng các tính năng an toàn trên xe sẽ giúp hành trình của bạn thuận lợi và nhanh chóng hơn. Các tính năng an toàn của xe bạn có thể tận dụng như hệ thống giám sát xung quanh, hệ thống kiểm soát hành trình, hệ thống phanh, đèn pha tự động, hệ thống cân bằng điện tử,….
Quan sát biển báo giao thông trên đoạn đường
Một điều chắc chắn phải có trong danh sách cách lái xe trong thành phố an toàn là quan sát biển báo hiệu lệnh trên đoạn đường mình sẽ di chuyển. Nhất là ở thành phố, mật độ xe cao và có nhiều đường một chiều, cấm rẽ, cấm ô tô/ xe máy đi vào,… Nếu không tuân thủ theo biển báo, chủ xe bị coi là vi phạm pháp luật và cơ quan chức năng sẽ tiến hành xử phạt nếu bắt gặp.
Xem thêm: 8 nhóm biển báo giao thông phải nhớ khi tham gia giao thông
Hạn chế quay đầu xe trong thành phố
Vào giờ cao điểm, giao thông tại thành phố rất đông đúc vì thế bác tài nên hạn chế quay đầu xe. Nếu cần thiết, hãy chạy đường vòng hoặc lái xe đến khúc cua cho phép quay đầu để đảm bảo an toàn.
Trường hợp đường vắng, tài xế nên bật đèn tín hiệu cách 20m và quan sát xung quanh, hạn chế điểm mù trước khi quay đầu.
Lưu ý: xem xét đoạn đường có gắn biển báo cấm quay đầu hay không.
Những lưu ý khi xoay trở và quay đầu phương tiện trong không gian hẹp
Ở không gian hẹp mà muốn quay đầu, tài xế bật xi nhan sớm để thông báo cho các phương tiện phía sau. Sau đó, từ từ đánh lái và di chuyển vào làn đường đối diện rồi quay đầu. Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng camera lùi và tính năng cảm biến cảnh báo va chạm để đảm bảo an toàn hơn.
Lưu ý: Trước khi quay đầu xe trong không gian hẹp, bác tài cần cảm nhận và đánh giá trước không gian xung quanh xem coi có phù hợp với kích cỡ xe mình hay không. Nếu chiều rộng của xe nhỏ hoặc gần bằng chiều ngang xe thì tốt nhất không nên quay đầu. Nếu cố chấp quay đầu sẽ khiến xe bị trầy xước, hoặc tệ hơn là khiến xe bị kẹt tại đó.
Xem thêm: Kinh nghiệm lùi xe chính xác và an toàn
Nên tránh nóng vội khi đến giao lộ
Tuân thủ tín hiệu đèn đường, khi đèn xanh còn 3 giây bác tài nên giảm tốc và dừng lại. Không nên cố tình tăng tốc để vượt đèn. Ngược lại, khi đèn tín hiệu bật xanh bác tài nên chú ý quan sát, lái xe từ từ qua giao lộ để tránh các phương tiện khác rẽ ngược hướng/ vượt đèn đỏ. Sẽ tốt hơn nếu bạn chủ động nhường đường cho xe ngược chiều muốn rẽ.
Lái xe luôn bình tĩnh và kiên nhẫn
Xe cộ đông đúc, ùn tắc thường xuyên làm nhiều bác tài dễ “cáu” và tìm cách “thoát” khỏi đường hỗn loạn và dẫn đến vi phạm như lấy làn, chen lấn. Do đó, khi lái xe trong thành phố bác tài phải bình tĩnh và kiên nhẫn, tránh nóng vội.
Phải quan sát gương chiếu hậu thường xuyên
Quan sát bao quát không bao giờ là thừa. Kể cả trường hợp bình thường, bác tài cũng phải quan sát gương chiếu hậu thường xuyên.
Nhường đường cho phương tiện khác đi ngược chiều muốn rẽ
Dù không phải giao lộ nhưng vẫn có nhiều xe di chuyển ngược chiều muốn rẽ. Để giảm ùn tắc giao thông hay va chạm không đáng có, bạn nên chủ động nhường đường cho họ rẽ.
Cẩn thận, chậm rãi với các đối tượng di chuyển
Điều cuối cùng trong danh sách 20 cách lái xe trong thành phố là cẩn thận với các đối tượng di động như sau:
- Xe cứu thương, cứu hỏa
- Xe quân sự
- Xe hạng sang
- Phương tiện chở đồ cồng kềnh
- Xe máy chở em bé
Kinh nghiệm điều khiển xe số sàn trong thành phố
Xe số sàn đòi hỏi tài xế phải có kỹ thuật cao hơn các loại xe số tự động. Tài xế cần thành thạo và biết cách phối hợp giữa côn – phanh – ga với nhau.
Để xe ở chế độ chờ không tải khi bị tắc đường, chân để hờ trên bàn phanh. Xe trước di chuyển thì bạn nhả nhẹ côn để nhích theo sau. Nếu xe di chuyển chậm, nên giữ tốc độ đều ra côn đến đâu thì giữ đến đấy sau đó nhấn ga.
Trường hợp xe phía trước dừng lại, bạn cần cắt côn bằng cách đạp côn kịch sàn và để xe tự trôi. Nếu xe trước lại di chuyển, bạn nên bắt côn trở lại. Nên nhớ chỉ khi nào cần dừng xe hẳn thì mới sử dụng chân phanh.
Kinh nghiệm điều khiển xe số tự động trong thành phố
Ở thời điểm hiện tại, xe số tự động được sử dụng khá phổ biến tại nước ta. Một điều chắc chắn rằng, xe số tự động tương đối dễ lái, dễ tập hơn xe số sàn vì thế nhiều bác tài mới thường lựa chọn phương tiện này nhiều hơn.
Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, bác tài nên lưu ý một số điểm sau:
- Không sử dụng cả hai chân để điều khiển bàn đạp ga và phanh
- Dùng chân phải khi điều khiển chân ga và chân phanh. Gót chân thẳng hàng với chân phanh và điều khiển phanh hoặc ga bằng phần chân phía trên
- Để hờ chân ở bàn đạp phanh khi xe dừng hẳn
Kinh nghiệm điều khiển xe đảm bảo an toàn khi có trẻ em đi cùng
Tất nhiên khi di chuyển bằng ô tô, xe tải van hay các phương tiện khác, đôi lúc bạn sẽ chở theo con em của mình. Vậy làm thế nào để an toàn cho các bé? Theo kinh nghiệm cách đi xe trong thành phố an toàn, người điều khiển xe nên chuẩn bị hết tất cả những vật dụng/ thiết bị cần thiết để bé được thoải mái nhất.
Dưới đây là những thiết bị đảm bảo an toàn cho trẻ mà bác tài có thể sử dụng:
- Ghế an toàn
- Thiết bị bảo vệ ghế ngồi cho trẻ
- Đai an toàn, đai đeo bảo vệ
Bài viết trên, Siêu Thị Xe Tải Van đã chia sẻ đến bạn 20 cách lái xe trong thành phố an toàn. Hy vọng những thông tin này sẽ được bạn áp dụng trong quá trình tham gia giao thông để hành trình của mình luôn an toàn.
Siêu Thị Xe Tải Van tự hào là đại lý số 1 cung cấp các dòng xe tải van uy tín, giá tốt nhất trên thị trường hiện nay. Chúng tôi cung cấp đa dạng các dòng xe của nhiều thương hiệu như Teraco, DFSK, Van Gaz, Van SRM,… Hiện tại các sản phẩm đều được trưng bày tại showroom chúng tôi với hàng loạt ưu đãi khủng. Gọi ngay hotline 0934.102.234 để được Siêu Thị Xe Tải Van hỗ trợ nhanh nhất.
Các bài viết liên quan đến Kinh nghiệm lái xe
- Cách vượt xe đúng luật?
- Các kinh nghiệm lái xe trời mưa, bác tài phải biết
- Kinh nghiệm lái xe trong khu dân cư
- 10+ Kinh nghiệm lái xe đường sương mù an toàn
- Những điều kiêng kỵ của tài xế cần tránh khi lái xe ô tô
- Hướng dẫn kỹ thuật lái xe lên dốc và xuống dốc cao