Chăm sóc xe ô tô tải là điều cần thiết cho những ai sở hữu phương tiện này. Chăm sóc thường xuyên sẽ giúp xe ô tô của bạn luôn hoạt động trong trạng thái tốt nhất và tối ưu nhất. Vậy cần chăm sóc xe ô tô ở những hạng mục nào? Hãy cùng Siêu Thị Xe Tải Van điểm qua 13 hạng mục cần chăm sóc xe này nhé.
Tại sao cần chăm sóc xe ô tô tải?
Tình trạng giao thông ở nước ta khá phức tạp, điều kiện thời tiết thường xuyên thay đổi nắng nóng, bão, lũ, mưa ngập nước diễn ra liên tục gây bất lợi cho người đi đường. Chính vì thế nên việc chăm sóc xe ô tô tải là điều thật sự cần thiết để giảm nguy cơ bị hư hỏng cho xe. Chăm sóc xe tải trong thời gian trước khi bảo dưỡng sẽ giúp xe:
- Không bị chết máy đột ngột khi di chuyển qua vùng nước ngập
- Hệ thống đèn, điện và cần gạt hoạt động được tốt hơn
- Loại bỏ không khí ẩm mốc trên xe
- Loại bỏ nguy cơ làm ảnh hưởng đến hệ thống cảm biến, các giắc cắm và ngoại thất xe
- Chăm sóc thường xuyên giúp xe hoạt động hiệu quả hơn, tiết kiệm nhiên liệu và cải thiện hiệu suất lái
- Một chiếc xe được chăm sóc tốt sẽ giữ giá trị cao hơn khi bạn quyết định bán hoặc trao đổi xe. Việc
- Chăm sóc thường xuyên giúp phát hiện các dấu hiệu hư hỏng sớm. Việc sửa chữa nhỏ thường ít tốn kém hơn so với việc phải sửa chữa các vấn đề lớn do đó, giảm thiểu được chi phí trong quá trình bảo dưỡng sau này
Để hạn chế tối đa những nguy cơ làm ảnh hưởng xấu đến xe, góp phần giữ được độ ổn định và kéo dài tuổi thọ cho xe, bác tài nên thực hiện chăm sóc xe thường xuyên.
Xem thêm: Hạng mục bảo dưỡng xe nên biết
13 hạng mục cần chăm sóc xe ô tô tải
Thường xuyên vệ sinh, rửa xe
Nước mưa có chứa axit và các chất gây ô nhiễm khác có thể gây hại cho lớp sơn của xe, làm oxy hóa khiến xe xuống cấp và gỉ sét các bộ phận bên ngoài nếu không được làm sạch kịp thời. Vì vậy hạng mục đầu tiên khi chăm sóc xe ô tô tải van chính là rửa xe thường xuyên, đặc biệt là sau khi di chuyển ngoài mưa.
Nên chọn lúc trời râm, ít nắng để rửa xe để dễ quan sát và làm sạch những chi tiết bẩn và tránh sức nóng buổi chiều dẫn đến nhiều vết ố do khô xà phòng quá nhanh. Nếu không có thời gian rửa xe, bác tài có thể rửa sơ qua nhưng vẫn tập trung vào những chi tiết dễ bị bám bẩn như lưới tản nhiệt, hệ thống gương/kính và đèn, cản xe, miếng chắn bùn…
Kiểm tra dây curoa
Dây curoa là bộ phận rất quan trọng đối với xe ô tô vì chúng đóng vai trò quan trọng trong việc truyền động giữa các bộ phận khác nhau của động cơ. Khi di chuyển lâu dài, dây curoa dễ bị nước bẩn, bụi bẩn bám vào và dễ bị trượt khỏi puly khiến các bộ phận khác không hoạt động hiệu quả. Do đó, khi chăm sóc xe bạn nên chú ý đến dây curoa và có phương án sửa chữa ngay nếu phát hiện điều bất thường khi xe di chuyển (có tiếng ồn, bị rít,…)
Lúc này bạn cần tắt máy xe và chờ cho động cơ nguội hoàn toàn. Kiểm tra xem dây curoa có bị bám bẩn nhiều hay không và vệ sinh sạch sẽ. Nếu phát hiện dây bị mòn, dãn hoặc có vết nứt khoảng 3cm, bạn nên mang đến gara thay dây curoa mới.
Bảo dưỡng hệ thống phanh
Hệ thống phanh cũng là hạng mục cần được quan tâm giống như dây curoa. Trong điều kiện thời tiết xấu và giao thông phức tạp, bắt buộc tài xế phải dùng phanh thường xuyên. Điều này rất dễ gây ảnh hưởng đến phanh. Để hệ thống phanh luôn ổn định, nhất là vào mùa mưa bạn nên chú ý chăm sóc phanh xe.
Nếu kiểm tra thấy các ống và dây phanh có tình trạng rò rỉ hoặc cần thay dầu phanh, bạn nên mang đến trung tâm sửa chữa để thay thế kịp thời.
Vệ sinh và lau dọn bên trong xe
Vi khuẩn và nấm mốc sẽ dễ dàng sinh sôi bên trong những kẽ hở trong khoang nội thất. Đây còn là không gian kính vì thế điều này rất khó tránh khỏi. Khi chăm sóc xe ô tô tải, bạn cần vệ sinh và lau dọn cửa gió điều hòa, các hộc đựng đồ, các nút điều khiển, thảm lót sàn, lót taplo,… để loại bỏ hoàn toàn các tác nhân gây mùi khó chịu.
Lưu ý: trong quá trình lau dọn cần sử dụng dung dịch tẩy rửa, đừng để dung dịch dính vào vô lăng, tay gạt số hay chân phanh.
Ngoài ra, bên trong khoang nội thất bác tài nên hạn chế để thực phẩm có mùi hay nước uống có ga. Nếu thường xuyên ăn uống trong lúc di chuyển, bác tài nên dọn dẹp sạch sẽ thức ăn và nước uống sau mỗi lần sử dụng để tránh gây mùi khó chịu và quá trình khử mùi về sau cũng khó khăn hơn.
Vệ sinh hệ thống điều hòa
Trong mùa nắng nóng, hệ thống điều hòa là một trong những bộ phận làm việc nhiều nhất chỉ sau động cơ. Do đó việc vệ sinh hệ thống này là vô cùng cần thiết. Bạn cần lau điều hòa thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn trong không khí. Nếu cần bạn có thể thay thế lọc gió điều hòa.
Một số lưu ý để điều hòa sử dụng được lâu hơn như:
- Hạn chế đỗ xe ngoài nắng, nên đậu dưới bóng râm
- Trước khi lên xe nên mở hết kính xe để khí nóng bay ra ngoài bớt
- Khi lên xe mở điều hòa ở tốc độ vừa phải, sau đó điều chỉnh dần. Không nên bật mức lạnh nhất và tốc độ gió cao nhất.
Thay dầu nhớt cho xe và kiểm tra mỗi ngày
Một trong những cách chăm sóc xe tải đúng chính là thường xuyên thay dầu nhớt cho xe. Trong những mùa nắng nóng, việc thay dầu nhớt cho xe là vô cùng quan trọng. Ma sát từ các chi tiết máy càng lớn sẽ khiến dầu bôi trơn xuống nhanh hơn để chúng hoạt động tốt hơn.
Do đó, hãy tạo thói quen mỗi sáng kiểm tra dầu nhớt của xe. Sau một đêm dầu lắng xuống, kiểm tra sẽ giúp bạn biết chính xác lượng dầu còn lại bao nhiêu và nhớt có thể tiếp tục sử dụng hay không và khi nào nên thay.
Kiểm tra dung dịch nước làm mát
Nước làm mát có vừa vai trò ổn định nhiệt độ vừa dẫn nhiệt tới các bộ phận liên quan. Nước làm mát là dung dịch không thể thiếu để xe vận hành. Thường xuyên di chuyển xe ở môi trường nắng nóng sẽ nhanh khiến nước làm mát giảm đi. Hơn nữa, dung dịch này còn dễ bị rò rỉ, tắc nghẽn do nhiều nguyên nhân. Việc duy trì đúng mức dung dịch làm mát là cần thiết để động cơ hoạt động bền bỉ và ổn định.
Cách chăm sóc rất đơn giản, chỉ cần bạn thường xuyên kiểm tra và thay nước làm mát phù hợp với hệ thống xe. Bạn có thể thay nước làm mát cùng lúc với thay nhớt xe để không mất nhiều thời gian.
Kiểm tra gầm xe
Vệ sinh gầm xe để loại bỏ những bụi bẩn, bùn đất làm gỉ các bộ phận khác ở gầm. Sau đó, kiểm tra lại các khớp nối của hệ thống lái, hệ thống treo dưới gầm để chắc chắn rằng chúng luôn trong tình trạng ổn định.
Nếu muốn chăm sóc xe ô tô tải van kỹ lưỡng hơn, bạn có thể phủ một lớp sơn hoặc lớp chống ăn mòn ở gầm xe để tăng độ bền và kéo dài tuổi thọ cho chúng.
Xem thêm: Vệ sinh khoang máy bao lâu một lần?
Kiểm tra cần gạt nước
Kiểm tra cần gạt nước mưa, miếng lưỡi gạt và mức nước rửa kính là hạng mục không thể bỏ qua. Cần gạt nước là bộ phận đắc lực hỗ trợ cho bác tài lúc di chuyển khi trời mưa. Nếu thấy dấu hiệu hư hỏng như bị mòn, lưỡi gạt cao su mất đàn hồi,… thì có thể thay mới.
Lưu ý: cần gạt nước nên được thay sau 12 đến 18 tháng để chúng luôn trong tình trạng sử dụng tốt nhất.
Kiểm tra tình trạng lốp xe
Lốp ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của xe. Lốp xe không được quá căng, bị nứt, quá mòn hay non hơi vì đây đều là những lý do có thể gây nguy hiểm khi di chuyển. Trong điều kiện trời mưa, xe có thể bị trượt dài và mất lái.
Để hạn chế tối đa vấn đề này, bạn nên kiểm tra lốp thường xuyên để khắc phục kịp thời những hư hỏng. Chủ động kiểm tra lốp xe trước khi bắt đầu hành trình.
Kiểm tra hệ thống điều khiển, hệ thống điện và bình ắc quy
Kiểm tra đều đặn hệ thống điều khiển ECU, khoang động cơ và các giắc cắm điện trước khi bắt đầu khởi hành bất cứ chuyến đi nào. Hành động này sẽ giảm nguy cơ chết máy xe giữa đường. Đánh giá tình trạng ắc quy thường xuyên, nhất là vào mùa mưa để phát hiện hư hỏng sớm và thay ngay khi cần thiết.
Xem thêm: Hệ thống điều khiển hành trình Cruise Control là gì?
Kiểm tra và vệ sinh đèn xe, kính và hệ thống gương chiếu
Hệ thống gương chiếu, đèn xe và kính xe luôn cần được vệ sinh để tài xế có thể quan sát rõ, kiểm soát tất cả các tình huống khi lái xe. Bạn có thể dùng nước hay dung dịch vệ sinh để tẩy rửa. Các mục cần chăm sóc và vệ sinh bao gồm:
- Đèn xe: cặp đèn trước/ sau, đèn sương mù, đèn xi nhan, đèn kích thước.
- Kính xe: kính 2 bên cửa và mặt kính chắn gió
- Hệ thống gương: gương chiếu đầu xe
- Kính xe: mặt kính chắn gió phía trước và kính 2 bên cửa, gương chiếu hậu, gương chiếu hông xe
Kiểm tra nhiên liệu và dầu
Xem xét về chất lượng và định lượng của dầu và nhiên liệu bên trong động cơ.
- Chất lượng: quan sát thông qua màu sắc (có giống như nguyên bản không? nếu nhạt hơn tức đã bị nước thâm nhập) hoặc dấu hiệu bất thường của xe (rung giật trong lúc châm/ thay nhiên liệu)
- Định lượng: theo dõi thông qua que thăm dầu và trên đồng hồ taplo. Nếu chúng đã chạm vạch tối thiểu, hãy mang phương tiện đi thay mới hay bổ sung
Trường hợp những vấn đề trên xảy ra, nếu không tự khắc phục được bạn nên mang xe đến trung tâm dịch vụ/ gara để tiến hành sửa chữa.
Dịch vụ bảo dưỡng chăm sóc xe ô tô tải van chuyên nghiệp tại Siêu Thị Xe Tải Van
Siêu Thị Xe Tải Van tự hào là điểm chăm sóc – bảo dưỡng xe tải van uy tín trên thị trường toàn quốc. Với đội ngũ chuyên viên kỹ thuật giàu kinh nghiệm và hệ thống máy móc hiện đại, chúng tôi hoàn toàn đáp ứng được mọi nhu cầu của Quý khách hàng. Cam kết mức chi phí chăm sóc – bảo dưỡng xe cạnh tranh nhất thị trường.
Showroom của chúng tôi đang trưng bày hàng loạt các mẫu mã van mới như Tera V8, Tera V6, SRM X30i, Van Gaz, DFSK C35, Kenbo,… Khi mang xe đến chăm sóc – bảo dưỡng, Quý khách có thể tận dụng thời gian này để xem các phương tiện khác và trải nghiệm chúng hoàn toàn miễn phí. Gọi ngay hotline 0934.102.234 để đặt lịch với hệ thống của Siêu Thị Xe Tải Van.
Trên đây là 13 hạng mục cần thiết khi chăm sóc xe ô tô tải bất kể mùa mưa hay nắng. Nếu được chăm sóc thường xuyên đúng cách, chúng ta sẽ giảm được chi phí rất nhiều cho những lần bảo dưỡng xe, duy trì độ bền và duy trì được giá trị xe lâu dài.
Các bài viết liên quan đến Bảo trì- Bảo dưỡng – Sửa chữa
- 3 lưu ý khi bảo dưỡng ô tô ngoài hãng
- 9 cách sửa chữa xe tải đơn giản
- 10+ lỗi thường gặp trên xe tải và cách xử lý nhanh chóng
- Thay dầu số tự động ô tô thời điểm nào tốt?
- Cách thay nước làm mát ô tô chi tiết – nhanh gọn – đúng tỉ lệ
- Bảo dưỡng xe tải khi nào là tốt?