Đèn tín hiệu giao thông có rất nhiều loại và mỗi loại đều có những ý nghĩa riêng mà người điều khiển phương tiện cần nắm và tuân thủ khi tham gia giao thông. Xem bài viết này để được giải đáp tất tần tật ý nghĩa và những quy định của các loại tín hiệu giao thông.
Đèn tín hiệu giao thông là gì?
Đèn tín hiệu giao thông hay đèn giao thông, đèn xanh đỏ, đèn điều khiển giao thông được dùng để báo hiệu cho người điều khiển phương tiện lưu thông đảm bảo an toàn, tránh tắc nghẽn. Những cây đèn giao thông này thường được đặt ở những vị trí có ngã 3, ngã 4, ngã 5, khu vực có lưu lượng phương tiện lớn.
Các loại đèn giao thông đa phần sẽ được cài đặt tự động hoặc được điều khiển trực tiếp bởi cảnh sát giao thông.
Tín hiệu đèn giao thông có mấy loại?
Đèn tín hiệu giao thông đường bộ màu loại xanh, vàng, đỏ
- Đèn xanh: Khi nhìn thấy tín hiệu đèn giao thông đường bộ màu này báo hiệu bạn được phép di chuyển qua các khu vực giao cắt.
- Đèn Vàng: Đây là đèn chuyển tiếp từ đèn xanh qua đỏ ra hiệu cho các phương tiện phải điều chỉnh tốc độ chậm lại và dừng hẳn trước vạch dừng xe để đảm bảo an toàn. Nếu ở những địa điểm nhìn thấy đèn vàng nhấp nháy tứ phía thì bạn vẫn có thể được di chuyển nhưng cần lưu ý an toàn.
- Đèn Đỏ: Khi đèn tín hiệu giao thông đã báo màu đỏ thì các phương tiện bắt buộc phải dừng lại trước vạch dừng xe (trừ những phương tiện rẽ phải, trái tại các ngã 3, ngã 4).
Bộ đèn tín hiệu giao thông phụ
Cây đèn giao thông đếm lùi
Đây là loại đèn được hiển thị dưới dạng số đếm ngược với 3 màu đỏ, xanh, vàng tương ứng với màu của đèn giao thông. Khi đếm lùi về số 1 hoặc 0 thì đèn sẽ chuyển sang màu của đèn chính. Đèn tín hiệu đếm lùi thường được lắp ở trên đầu, bên cạnh hoặc bên dưới bổ sung cho đèn tín hiệu giao thông chính.
Đèn đếm lùi thông thường có 2 chữ số, tuy nhiên có những trường hợp ở những đường có giao thông phức tạp thì thời gian đếm ngược đợi đèn đỏ sẽ dài hơn, vượt quá 99s thì đèn sẽ có thể hiển thị dưới dạng như sau:
- Hiển thị số đếm 3 chữ số.
- Đèn chưa đếm ngược sẽ bắt đầu đếm khi còn lại 99s, trước đó đèn báo giao thông sẽ có thể hiển thị số 99 nhấp nháy hoặc 99″, “00”, “–“.
- Chỉ đếm 2 chữ số cuối của thời gian chờ (ví dụ còn 120 thì đèn đếm lùi hiển thị số 20).
Cây đèn giao thông hình chữ thập màu đỏ
Loại đèn giao thông hình chữ thập màu đỏ thường được đặt ở phía trên của đèn giao thông đỏ, vàng, xanh chính tại các giao lộ lớn, xe lưu thông phức tạp để giúp người điều khiển phương tiện dễ dàng quan sát thấy từ xa. Khi thấy đèn chữ thập màu đỏ sáng thì các phương tiện lưu thông phải dừng lại.
Tín hiệu đèn giao thông phụ hình mũi tên
Đèn tín hiệu hình mũi tên cũng có 3 màu vàng, xanh, đỏ tương ứng với màu của đèn tín hiệu giao thông. Loại đèn này sẽ thường được lắp đặt tại các ngã 3, 4,5 nơi có nhiều hướng rẽ để ra tín hiệu được phép di chuyển theo hướng mũi tên cho người tham gia giao thông,
Hướng đi nào mũi tên màu xanh bật sáng thì người điều khiển phương tiện được phép đi theo. Khi đèn tín hiệu mũi tên theo hướng đi hiển thị màu đỏ thì phải dừng lại.
Ngoài ra sẽ có những làn đường riêng biệt trong đèn tín hiệu mũi tên sẽ có thêm hình phương tiện được ưu tiên di chuyển theo hướng mũi tên. Chẳng hạn như đèn tín hiệu mũi tên chỉ cho phép xe máy rẽ phải khi đèn báo xanh.
Đèn tín hiệu giao thông 2 màu cho người đi bộ
Bộ đèn tín hiệu giao thông dành cho người đi bộ có 2 màu xanh, đỏ thường được đặt cạnh những nơi có vạch kẻ đường, trong đó:
- Màu xanh: hình người đi bộ bước đi là tín hiệu cho phép người đi bộ sang đường và lưu ý phải đi trên vạch kẻ đường đã quy định sẵn. Khi đèn xanh nhấp nháy là báo hiệu sắp chuyển sang màu đỏ, người đi bộ cần chú ý không được sang đường khi thấy tín hiệu này để tránh gặp nguy hiểm.
- Màu đỏ: hình người đi bộ đứng yên là tín hiệu báo người đi bộ phải dừng lại ở vỉa hè trước vạch kẻ đường.
Loại đèn này cũng thường được lắp bổ sung với đèn đếm lùi để báo cho người đi bộ biết thời gian còn lại chờ trước khi đèn chuyển sang xanh hay đỏ.
Tín hiệu đèn giao thông cho người đi xe đạp
Loại đèn giao thông này có biểu tượng hình chiếc xe đạp với 3 màu xanh, vàng, đỏ dùng để báo hiệu cho người đi xe đạp khi dắt xe qua đường bên kia. Đèn báo cho người đi xe đạp được gắn ở bên trái hoặc phải của cây đèn giao thông, thường đặt ở những đoạn đường dành cho xe đạp.
Tính năng của 3 màu xanh, đỏ, vàng trên đèn báo cũng tương tự như đèn báo chính: màu xanh được phép đi, màu đỏ dừng lại, màu vàng ra hiệu sắp chuyển đổi màu đèn.
Đèn tín hiệu giao thông đỏ nhấp nháy báo hiệu ở khu vực đường sắt
Cây đèn tín hiệu giao thông này chỉ có 1 màu đỏ nhấp nháy thường được đặt ở 2 bên khu vực đường sắt để báo hiệu cho các phương tiện phải dừng lại khi tàu hỏa sắp đến. Ngoài dấu hiệu đèn báo đỏ, khi tàu hỏa sắp đến sẽ còn có trang bị thêm chuông điện báo hoặc người phát thanh nhắc nhở.
Đèn tín hiệu giao thông xanh đỏ báo hiệu ở khu vực đường sắt, phà, cầu
Loại đèn giao thông xanh đỏ không nhấp nháy này thường được đặt ở những nơi giao nhau với đường sắt, phà, cầu,… để điều tiết giao thông. Theo đó các phương tiện sẽ được di chuyển khi đèn bật xanh và phải dừng lại khi đèn báo màu đỏ.
Đèn tín hiệu giao thông 2 hộp đặt trên từng làn đường riêng biệt
Tại những làn đường chỉ dành cho những phương tiện riêng biệt lưu thông sẽ được đặt những cây đèn tín hiệu giao thông 2 hộp màu xanh và đỏ. Theo đó, khi nhìn thấy đèn báo màu đỏ các phương tiện không được phép di chuyển theo hướng mũi tên chỉ mà chỉ được phép đi trên làn đường có mũi tên chỉ khi đèn bật xanh.
Quy định xử phạt nếu không tuân thủ hiệu lệnh của các loại đèn tín hiệu giao thông
Người điều khiển phương tiện không chấp hành theo hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông theo quy định của Pháp luật sẽ bị xử phạt hành chính và tịch thu giấy phép lái xe. Cụ thể theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
Phương tiện | Xử phạt vi phạm |
Xe ô tô và các dòng xe tương tự | Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 VNĐ (điểm a Khoản 5 Điều 5), ngoài ra tịch thu GPLX tối đa 3 tháng. Nếu như vi phạm mà để xảy ra tai nạn thì sẽ bị tước GPLX tối đa 4 tháng. |
Xe mô tô, xe gắn máy và những dòng xe tương tự các phương tiện này | Phạt tiền từ 600.000 – 1.000.000 VNĐ (điểm đ khoản 5 điều 7), ngoài ra tịch thu GPLX tối đa 3 tháng. |
Xe máy kéo, xe máy chuyên dùng | Phạt tiền từ 1.000.000 – 2.000.000 VNĐ (điểm e khoản 4 điều 6), ngoài ra tịch thu GPLX tối đa 3 tháng. |
Xe đạp, xe đạp điện, các loại xe thô sơ khác | Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 VNĐ (điểm đ khoản 2 điều 8) |
Xem thêm: Tổng hợp các quy định về xe tải van
Trên đây, Siêu Thị Xe Tải Van đã giúp bạn bổ sung thêm kiến thức về các quy định của đèn tín hiệu giao thông đường bộ. Để tham gia giao thông an toàn và tránh bị xử phạt không đáng có, hãy nắm rõ từng ý nghĩa của đèn giao thông và tuân thủ.
Nếu như còn vấn đề gì cần giải đáp hay có nhu cầu tìm hiểu, tư vấn về xe tải van hãy liên hệ ngay đến chúng tôi qua số 0934102234. Siêu Thị Xe Tải Van là đại lý phân phối các dòng xe tải van uy tín đến từ nhiều thương hiệu lớn trên thị trường với mức giá hợp lý và nhiều chính sách tốt.
Các chủ đề liên quan đến lái xe:
- Các loại biển báo nguy hiểm trong giao thông
- 19 biển báo hiệu lệnh trong giao thông chi tiết nhất
- Các loại biển báo cấm giao thông đường bộ
- Quy định chở hàng xe tải như thế nào? Mức phạt bao nhiêu?
- Quy định chở người xe tải và mức xử phạt chi tiết mới nhất
- 23 kỹ năng lái ô tô, xe tải nhỏ & lớn an toàn cho người mới
- Tài xế trước khi vượt xe cần chuẩn bị điều gì?