Xe số sàn là gì? 2 điểm khác nhau xe số sàn và xe số tự động

Xe số sàn là gì? Liệu xe số sàn có khó điều khiển hơn xe số tự động không? Cùng Siêu thị Xe tải Van tìm hiểu cách lái xe số sàn đơn giản thông qua cách sử dụng cần số, côn và phanh. Ngoài ra, giải đáp thắc mắc có nên mua xe số sàn không? Câu trả lời có ngay trong bài viết dưới đây.

Xe số sàn là gì và nó có khác gì so với xe số tự động
Xe số sàn là gì và nó có khác gì so với xe số tự động

Xe số sàn là gì?

Xe số sàn trong tiếng anh gọi là Manual Transmission (MT), là loại xe mà người lái cần phải tự thực hiện việc chuyển đổi các cấp số bằng tay thông qua việc sử dụng côn, số và ga. Trong đó, chân côn nằm ở phía bên trái, chính giữa là chân phanh, và phía bên phải là chân ga. Sự phối hợp mượt mà giữa ba bộ phận này là yếu tố quan trọng để lái xe số sàn một cách an toàn và hiệu quả.

Sự phối hợp mượt mà giữa ba bộ phận này là yếu tố quan trọng để có thể lái xe số sàn
Sự phối hợp mượt mà giữa ba bộ phận này là yếu tố quan trọng để có thể lái xe số sàn

Chức năng chân côn – phanh – ga trên xe số sàn

Ở khu vực lái của xe số sàn thường bao gồm ba bàn đạp được sắp xếp từ trái sang phải là chân côn – chân phanh – chân ga.

  • Chân côn (bàn đạp ly hợp):Điều khiển quá trình chuyển số bằng cách kích hoạt hoặc ngắt kết nối giữa động cơ và hộp số. Khi người lái đạp chân côn, ly hợp sẽ được nhấn và giảm sống giữa động cơ và hộp số, cho phép người lái chuyển đổi giữa các bánh răng để điều chỉnh tốc độ và lực kéo của xe.
  • Chân phanh: Để kiểm soát và dừng lại xe bằng cách áp dụng lực lên hệ thống phanh. Khi chân phanh được đạp, lực được truyền từ bàn đạp đến hệ thống phanh, tạo ra ma sát giữa bốn bánh xe và bề mặt đường, từ đó giảm tốc độ hoặc dừng lại xe một cách an toàn và hiệu quả.
  • Chân ga: Điều chỉnh lượng nhiên liệu đến động cơ, từ đó điều chỉnh tốc độ và gia tốc của xe. Khi chân ga được đạp, nhiên liệu được cung cấp đến động cơ, tăng cường công suất và tốc độ của xe. Người lái có thể điều chỉnh lực đẩy của động cơ bằng cách điều chỉnh độ nhấn chân ga, tạo ra sự linh hoạt trong việc điều khiển tốc độ của xe.

Điểm qua những ưu & nhược điểm của xe số sàn chi tiết

  • Ưu điểm: giá thành rẻ hơn, tiết kiệm xăng hơn, ít hỏng hóc, bảo dưỡng đơn giản và nhất là mang lại cảm giác lái thú vị cho người cầm lái.
  • Nhược điểm: vận hành khó khăn với người mới học lái; di chuyển chậm trong thành phố gây mệt mỏi cho người lái; dễ bị giật khi chuyển số không nhịp nhàng; kém an toàn khi cho người ít kinh nghiệm lái.
ưu điểm và nhược điểm của xe số sàn
Xe số sàn có nhiều ưu điểm vượt trội nhưng cũng có một số hạn chế

Sự khác biệt xe số sàn và xe số tự động

Tiêu chí so sánhXe số sàn Xe số tự động 
Cách điều khiểnĐiều khiển bằng tay cần số và bàn đạpĐiều khiển hoàn toàn tự động
Số lượng bàn đạp ở dưới chân3 bàn đạp gồm chân côn – phanh – ga2 bàn đạp gồm phanh – ga 
Ký tự ở trên cần sốR – N – 1 – 2 – 3 – 4 – 5 (thông thường, xe chỉ có 5 số, nhưng cũng có xe 6 số)P – R – N – D – 1 – 2 (có thể khác nhau tùy xe)
GiáRẻĐắt
Sự khác biệt cơ bản của xe số sàn và xe số tự động
Sự khác biệt cơ bản của xe số sàn và xe số tự động

Xem thêm: Nên mua xe số sàn hay xe số tự động?

Hướng dẫn chi tiết cách vào số sàn xe đúng kỹ thuật

Dễ dàng quan sát, xe số sàn có các ký hiệu in trực tiếp trên tay nắm cần số với sơ đồ hình chữ H đặc trưng. Để sử dụng xe số sàn, người lái cần tuân thủ các bước sau:

Bước 1: Đạp chân côn.

Bước 2: Vào số.

Đối với dòng xe cơ bản có 5 số tiến, 1 số lùi:

  • Số 1: Kéo cần số sang bên trái rồi đẩy lên trên.
  • Số 2: Đưa cần số qua hết bên trái và đẩy xuống dưới.
  • Số 3: Đẩy cần số về giữa rồi gạt lên trên.
  • Số 4: Đẩy cần số về giữa rồi gạt xuống dưới.
  • Số 5: Chuyển cần số qua bên phải và đẩy lên trên.
  • Số lùi: Kéo cần qua hết bên phải và đẩy xuống dưới.
  • Số trung gian N (Neutral): Cần số được đưa về vị trí hàng ngang giữa.

Đối với dòng xe đời mới có 6 số tiến, 1 số lùi:

  • Số 1: Đưa cần số ra ngoài cùng bên trái và gạt lên trên.
  • Số 2: Đưa cần số ra ngoài cùng bên trái và gạt xuống dưới.
  • Số 3: Gạt cần về gần cuối bên trái rồi đẩy lên trên.
  • Số 4: Gạt cần về gần cuối bên trái rồi đẩy xuống dưới.
  • Số 5: Kéo cần đến gần hết bên phải sau đó đẩy lên trên.
  • Số 6: Kéo cần số đến gần hết bên phải sau đó đẩy xuống dưới.
  • Số lùi: Kéo cần ra ngoài cùng bên phải và gạt xuống dưới hoặc bóp lẫy hoặc kéo vòng tròn ở thân cần số lên trên.
  • Số trung gian N (Neutral): Cần số được đưa về vị trí giữa như dòng xe cơ bản.

Đối với dòng xe cao cấp có 6 số tiến và 1 số lùi:

  • Số 1: Đưa cần về gần cuối bên trái và đẩy lên trên.
  • Số 2: Đưa cần số về gần cuối bên trái rồi đẩy xuống dưới.
  • Số 3: Kéo cần số ra gần cuối bên phải sau đó đẩy lên trên.
  • Số 4: Kéo cần số ra gần cuối bên phải sau đó đẩy xuống dưới.
  • Số 5: Gạt cần đến cuối bên phải và tiếp tục đẩy lên.
  • Số 6: Gạt cần đến cuối bên phải và tiếp tục đẩy xuống.
  • Số lùi: Kéo cần ra ngoài cùng bên trái và đẩy lên trên.
  • Số trung gian N (Neutral): Cần số được đưa về vị trí giữa như dòng xe cơ bản.

Bước 3: Nhả chân côn một cách nhẹ nhàng và đạp nhẹ chân ga.

Hướng dẫn từ A-Z cách lái xe số sàn cho người người mới bắt đầu

Bước 1: Thắt dây an toàn.

Đầu tiên, thắt dây an toàn khi ngồi vào vị trí lái xe
Đầu tiên, thắt dây an toàn khi ngồi vào vị trí lái xe

Bước 2: Hiểu nguyên tắc hoạt động của bộ ly hợp (côn).

Thứ 2, tìm hiểu cách hoạt động khi mua xe số sàn
Thứ 2, tìm hiểu cách hoạt động khi mua xe số sàn

Bước 3: Điều chỉnh ghế ngồi phù hợp.

Thứ 3, điều chỉnh tư thế ngồi đúng, thoải mái để lái xe
Thứ 3, điều chỉnh tư thế ngồi đúng, thoải mái để lái xe

Bước 4: Đạp hết chân côn (bàn đạp ly hợp).

Thứ 4, đạp chân vào bàn đạp ly hợp
Thứ 4, đạp chân vào bàn đạp ly hợp

Bước 5: Kiểm tra cần số ở vị trí Neutral (N).

Thứ 5, trả số về số 0 (N)
Thứ 5, trả số về số 0 (N)

Bước 6: Khởi động xe với cần số ở vị trí 0 (N).

Thứ 6, khởi động xe
Thứ 6, khởi động xe

Bước 7: Nhả chân khỏi bàn đạp ly hợp sau khi khởi động.

Thứ 7, nhã chân khỏi bàn đạp sau khi khởi động xe
Thứ 7, nhã chân khỏi bàn đạp sau khi khởi động xe

Bước 8: Đạp bàn đạp ly hợp và chuyển cần số sang số 1.

Thứ 8, chuyển về số 1
Thứ 8, chuyển về số 1

Bước 9: Nhả chân côn từ từ khi xe bắt đầu di chuyển.

Thứ 9, tiếp tục nhả chân côn để di chuyển
Thứ 9, tiếp tục nhả chân côn để di chuyển

Bước 10: Đạp nhẹ bàn đạp ga để xe chuyển động.

Thứ 10, chạm nhẹ bàn đạp ga để di chuyển
Thứ 10, chạm nhẹ bàn đạp ga để di chuyển

Bước 11: Đạp côn hết hành trình và sang số 2 khi vòng tua máy đạt khoảng 2.500 – 3.000 vòng/phút.

Thứ 11, sau đó chuyển sang số 2
Thứ 11, sau đó chuyển sang số 2

Bước 12: Nhả chân côn và ấn nhẹ bàn đạp ga.

Thứ 12, tiếp theo nhả
Thứ 12, tiếp theo nhả

Bước 13: Đạp ga và bỏ hoàn toàn chân côn.
Bước 14: Điều khiển xe giảm tốc bằng chân phanh khi muốn dừng lại.

Thứ 14, hãy giảm tốc bằng phanh khi dừng lại
Thứ 14, hãy giảm tốc bằng phanh khi dừng lại

Bước 15: Thuần thục và kiểm soát xe theo phong cách cá nhân.

Hướng dẫn cách dừng đỗ xe số sàn an toàn

  • Để dừng đỗ xe số sàn một cách an toàn, bạn có thể tuân thủ các bước sau:
  • Nhấn chân phanh nhẹ nhàng để giảm tốc độ của xe.
  • Đạp chân côn (bàn đạp ly hợp) hết hành trình để ngắt kết nối giữa động cơ và hộp số.
  • Chuyển cần số về vị trí “N” (Neutral) để ngăn xe tiếp tục di chuyển.
  • Nhả chân phanh và dừng xe hoàn toàn.
  • Kéo phanh tay (nếu có) để cố định xe.
  • Đặt vào số “P” (Park) nếu xe có hộp số tự động hoặc kích hoạt phanh đậu nếu xe có hộp số sàn.
  • Kích hoạt đèn cảnh báo hoặc cảnh báo đỗ động cơ để thông báo rằng xe đã được dừng đỗ.

Lưu ý: Luôn kiểm tra xung quanh xe trước khi dừng đỗ để đảm bảo an toàn cho mọi người và xe xung quanh.

Xem thêm: Cách lùi xe vào chuồng dọc và đỗ xe song song

Hướng dẫn cách lùi xe an toàn của xe số sàn

Để lùi xe số sàn một cách an toàn, bạn có thể tuân thủ các bước sau:

  • Xác định vị trí và không gian xung quanh trước khi bắt đầu lùi xe.
  • Đảm bảo rằng bạn đã đặt vào số “R” (lùi) trên cần số.
  • Nhấn chân côn (bàn đạp ly hợp) hết hành trình để ngắt kết nối giữa động cơ và hộp số.
  • Kiểm tra góc nhìn sau xe bằng gương và quan sát xung quanh để đảm bảo không có vật cản.
  • Nhẹ nhàng nhấn chân ga và giữ chân phanh để điều khiển tốc độ và hướng di chuyển của xe khi lùi.
  • Theo dõi và điều chỉnh hướng xe bằng vô lăng để tránh va chạm.
  • Khi muốn dừng lại hoặc thay đổi hướng di chuyển, nhả chân ga và đạp chân phanh để dừng xe hoặc giảm tốc độ.
  • Theo dõi kỹ lưỡng xung quanh xe trước khi tiếp tục di chuyển.

Có nên mua xe số sàn không ?

Với ưu điểm về giá cả, tiết kiệm nhiên liệu và độ bền bỉ cao, xe số sàn vẫn là sự lựa chọn phù hợp với nhiều người Việt hiện nay. Tuy nhiên, trước khi quyết định có nên mua xe số sàn hay không, bạn cần xem xét kỹ các yếu tố sau:

  • Kỹ năng lái xe của bản thân: nếu bạn là người mới học lái hoặc thiếu kinh nghiệm, việc lựa chọn xe số sàn có thể làm bạn gặp nhiều khó khăn.
  • Mục đích sử dụng: nếu thường xuyên di chuyển trong thành phố, kẹt xe, xe số sàn chưa chắc là sự lựa chọn tối ưu do yêu cầu người lái phải thường xuyên phối hợp côn ga, dễ mệt hơn.
  • Kiểm tra kỹ lưỡng xe trước khi mua, nhất là hệ thống côn, sang số để đảm bảo xe đủ điều kiện hoạt động tốt.
Nếu tài chính bạn không nhiều hay bạn đã quen với việc lái xe số sàn thì hoàn toàn có thể chọn mua xe số sàn
Nếu tài chính bạn không nhiều hay bạn đã quen với việc lái xe số sàn thì hoàn toàn có thể chọn mua xe số sàn

Xem thêm: Mua xe tải van máy xăng hay máy dầu?

Lời kết

Như vậy, xe số sàn và xe số tự động có những khác biệt cơ bản từ cách hoạt động, cách lái đến giá thành và cảm giác khi cầm lái. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn xe số sàn là gì, cách phân biệt cũng như ưu nhược điểm của xe số sàn và xe số tự động. Nếu bạn có những thắc mắc nào về xe số sàn hay xe số tự động hãy liên hệ Xetaivan.com.vn để được giải đáp.

Các bài viết liên quan:

Gọi điện
Gọi điện
Chat Zalo
Chat Zalo