Bị từ chối đăng kiểm xe là điều mà không ai mong muốn khi đến trung tâm đăng kiểm. Tuy nhiên, vì chưa nắm rõ những lỗi theo quy định nên vấn đề này còn tiếp diễn khá phổ biến. Hãy dành ra ít phút để cập nhật những lỗi bị từ chối đăng kiểm và những lưu ý cần nhớ để quá trình đăng kiểm được nhanh chóng, trơn tru hơn.
Lí do xe tài xế bị từ chối đăng kiểm xe
Dưới đây là 10 lý do cơ bản khiến bạn bị từ chối đăng kiểm xe:
Thiếu giấy tờ trong hồ sơ đăng kiểm
Nhiều tài xế lần đầu đến trung tâm đăng kiểm thường sẽ bị lúng túng trong quá trình chuẩn bị hồ sơ đăng kiểm. Điều này dẫn đến thiếu giấy tờ để có một bộ hồ sơ hoàn chỉnh, không thể tiến hành đăng kiểm.
Một bộ hồ sơ đăng kiểm đầy đủ cần chuẩn bị những loại giấy tờ sau:
- Bản chính hoặc bản sao giấy đăng ký xe có xác nhận của ngân hàng hoặc của tổ chức cho thuê tài chính đang cầm giữ
- Giấy hẹn ngày được cấp giấy đăng ký xe
- Bản gốc giấy chứng nhận bảo hiểm TNDS còn hiệu lực của chủ xe.
- Đối với xe cải tạo cần có Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cải tạo.
Chủ phương tiện bị phạt nguội nhưng chưa đóng
Theo quy định tại điều 24 Nghị định 5/2020/TT-BCA, chủ phương tiện xe cơ giới trong quá trình lưu thông bị lỗi phạt nguội nhưng chưa đóng thì khi rà soát lại sẽ bị từ chối đăng kiểm xe.
Do vậy, để hạn chế tình trạng này và giúp quá trình đăng kiểm được thực hiện nhanh chóng hơn thì chủ phương tiện cần chú ý quan sát, tuân thủ luật giao thông và thực hiện đóng phạt theo quy định trước khi đem xe đến kiểm định.
Xem thêm: Quy định chở người xe tải và mức xử phạt chi tiết mới nhất
Xe chưa được lắp camera giám sát hành trình
Quy định tại Điều 12 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, các chủ phương tiện xe cơ giới tham gia kinh doanh, vận chuyển hàng hóa nếu không lắp đặt camera giám sát hành trình đúng quy định sẽ bị từ chối đăng kiểm xe.
Điều này giúp đảm bảo quá trình lưu thông an toàn, ghi nhận lại được những sự cố có thể xảy ra trong quá trình di chuyển để hỗ trợ điều tra, khắc phục dễ dàng.
Sử dụng mâm vỏ sai theo tiêu chuẩn cho phép
Hiện nay có nhiều phương tiện lưu thông trên đường sử dụng mâm vỏ xe có kích thước được “độ” lên cao hơn, hoặc tăng giảm kích thước to nhỏ khác nhau để nhìn độc lạ hơn.
Tuy nhiên việc sử dụng mâm vỏ sai tiêu chuẩn cho phép sẽ không đạt chuẩn an toàn kỹ thuật và bị từ đổi đăng kiểm xe. Ngoài ra, chủ phương tiện còn có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại điều 16, thông tư 100/2019/NĐ-CP, đồng thời yêu cầu khôi phục lại những chi tiết đã thay đổi.
Không tuân thủ những quy định về lắp đặt hệ thống đèn xe
Quy định về lắp đặt đèn xe hiện nay không bắt buộc chủ phương tiện phải sử dụng đúng kiểu loại như nguyên bản mà có thể thay đổi màu sắc ánh sáng, đổi đèn led. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp mắc lỗi nghiêm trọng về việc lắp đặt hệ thống đèn xe khiến tài xế bị từ chối đăng kiểm được quy định tại nghị định 08/2023/TT-BGTVT:
- Nâng cấp đèn chiếu sáng với cường độ ánh sáng vượt quá 4000 Lumens/bóng.
- Đèn chiếu xa có chiều cao 850mm so với mặt đất có tâm vùng cường độ sáng lớn nhất nằm bên trên đường nằm ngang, nằm dưới quá 2%.
- Thay đổi các vị trí đèn đã được lắp ban đầu.
- Công tắc của hệ thống đèn không còn hoạt động,…
Lắp thêm các cản và lippo vượt quá kích thước quy định
Để tăng tính năng bảo vệ và thẩm mỹ cho phương tiện, nhiều chủ xe đã gắn thêm các cảng ở phía trước, sau và giá nóc làm thay đổi thông số kỹ thuật ban đầu của xe.
Tuy nhiên theo quy định, nếu lắp các cản vượt quá thông số hiện tại của xe với tỷ lệ dài x rộng x cao: 4x3x4 cm thì sẽ bị từ chối đăng kiểm xe.
Đem xe đi dán decal, sơn màu
Việc dán decal trên xe không bị cấm, chủ phương tiện có thể trang trí ngoại thất cho chiếc xe của mình nhưng ở mức độ vừa phải không làm thay đổi, mất đi đặc điểm nhận diện trên 50%.
Nếu xe đem đi đăng kiểm mà bị sơn màu hoặc dán decal bên ngoài nhiều hơn 50% khác với nguyên bản ban đầu thì sẽ bị từ chối đăng kiểm, ngoài ra còn có thể bị phạt hành chính. Do vậy, chủ phương tiện nếu muốn dán decal hoặc thay đổi màu sắc phương tiện thì tốt hơn hết nên đi làm thủ tục thay đổi màu xe trước khi đem đến kiểm định.
Tự ý lắp thêm ghế ngồi khác với thiết kế ban đầu
Nhiều chủ phương tiện ban sau thời gian sử dụng có nhu cầu cần thêm chỗ ngồi trên xe cơ giới nên đã tự ý cải tạo thêm ghế để thuận tiện hơn. Tuy nhiên điều này không những làm sai thiết kế ban đầu của nhà sản xuất mà còn dẫn đến hệ lụy xe bị từ chối đăng kiểm và bị xử phạt hành chính khi bị CSGT phát hiện trong quá trình lưu thông trên đường.
Xem thêm: Xe Tải Van Có Được Lắp Thêm Ghế Ngồi
Cấu trúc xe bị thay đổi nhiều
Ở những phần trên đã trình bày từng lý do thay đổi phương tiện khác với thông số ban đầu đều bị từ chối đăng kiểm. Do vậy nếu càng có nhiều bộ phận, kết cấu trên xe bị thay đổi thì phương tiện của bạn càng chắc chắn không được cấp Giấy chứng nhận đăng kiểm.
Những lỗi thay đổi cấu trúc bị từ chối đăng kiểm xe chẳng hạn như:
- Thùng hàng xe tải bị cơi nới
- Xe van lắp thêm ghế ngồi.
- Body kit bị thay đổi.
- Mâm lốp sử dụng sai quy định.
Không đạt chuẩn thông số đăng kiểm về kích thước xe và thùng hàng
Theo quy định tại Thông tư số 56/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, Kích thước thùng hàng được phép sai số đối với các phương tiện xe cơ giới là +_30mm. Nếu vượt quá quy chuẩn cho phép làm khác thiết kế ban đầu sẽ bị từ chối đăng kiểm.
Xem thêm: Giải đáp: Quy định chở hàng xe tải như thế nào? Mức phạt bao nhiêu?
Những trường hợp ô tô/ xe tải mắc lỗi không quan trọng sẽ được cấp chứng nhận đăng kiểm (MiD)
MiD – Minor defects là những lỗi nhỏ không ảnh hưởng lớn đến an toàn kỹ thuật phương tiện sẽ được chấp nhận cấp giấy chứng nhận kiểm định theo quy định tại Thông tư 16/2021.
Bộ phận | Lỗi không quan trọng |
Nhận dạng, tổng quát | |
Biển số xe | Lắp đặt lỏng lẻo |
Màu sơn | Sai màu được quy định trên giấy đăng ký xe |
Những thông tin, biểu trưng được kẻ trên cửa xe, thành xe | Sai quy định |
Thiếu, sai lệch với thông tin quy định | |
Mờ | |
Khung, các phần gắn với khung | |
Móc kéo | Cóc, chốt hãm bị kẹt |
Thân vỏ, buồng lái, thùng hàng | Bị lọt khí từ khí xả, động cơ |
Cửa, khóa cửa, tay nắm cửa | Đóng, mở gây tiếng ồn lớn |
Cơ cấu khóa, mở buồng lái, thùng xe, khoang hành lý, khóa hãm container | Khóa mở không nhẹ nhàng |
Ghế, giường nằm | Cơ cấu điều chỉnh không tác dụng |
Mặt nệm rạch | |
Bậc lên xuống | Bị gỉ, mối mọt |
Giá để hàng, khoang hành lý | Mọt, gỉ, thủng, rách |
Chắn bùn | Không đầy đủ, không chắc chắn |
Rách, thủng, mọt, gỉ, vỡ | |
Khả năng quan sát của tài xế | |
Tầm nhìn | Bị hạn chế do lắp thêm các vật trang trí |
Gạt nước | Không đầy đủ, lắp không chắn chắn |
Lưỡi gạt quá mòn | |
Không còn hoạt động, hoạt động không tốt | |
Phun nước rửa kính | Không đầy đủ, lắp không chắc chắn |
Ngừng hoạt động, phun sai vị trí lưỡi gạt | |
Hệ thống điện, chiếu sáng, tín hiệu | |
Dây điện | Lắp đặt không chắc chắn |
Ắc-quy | Lắp sai vị trí, lỏng lẻo |
Rò rỉ môi chất | |
Đèn | Thấu kính, gương phản xạ của đèn chiếu sáng đằng trước, sau, đèn xi nhanh, định vị bị nứt, mờ |
Đèn soi biển số | Không đầy đủ, không đúng kiểu loại |
Lắp sai vị trí, lỏng lẻo | |
Không sáng khi bật công tắc | |
Kính tản xạ ánh sáng bị mờ, có dấu hiệu nứt, vỡ | |
Ánh sáng không phải màu trắng | |
Trong điều kiện ban ngày, cường độ và diện tích sáng khó nhận biết từ 10 m | |
Còi | Âm thanh không liên tục, âm lượng không ổn định |
Bị hư hỏng, khó điều khiển, sai vị trí | |
Âm lượng nhỏ hơn 90 dB | |
Bánh xe | |
Tình trạng | Áp suất lốp không đúng |
Giá lắp và bánh dự phòng | Không có bánh dự phòng hoặc bị hư hỏng, nứt vỡ, căng phồng, mòn, rộp |
Hệ thống phanh | |
Trợ lực phanh, xi-lanh phanh chính | Nắp bình chứa dầu phanh bịt không kín, không có nắp |
Hộp số, dẫn động | |
Tình trạng chung | Chảy dầu thành giọt |
Cần điều khiển số | Cong vênh |
Cầu xe | Thiếu nắp che đầu trục hoặc bị hư hỏng |
Hệ thống treo | |
Bộ phận đàn hồi | Hệ thống đàn hồi bị mỏi dẫn đến độ võng tĩnh quá lớn |
Giảm chấn | Rò rỉ dầu |
Các thiết bị khác | |
Dây đai an toàn | Khóa cài đóng mở không chặt, tự động mở ra |
Động cơ và môi trường | |
Làm việc | Các loại đèn, đồng hồ trên bảng điều khiển báo lỗi, ngưng hoạt động |
Bộ giảm âm, hệ thống dẫn khí thải | Mọt gỉ, rách, rò rỉ khí thải |
Giải đáp thắc mắc về vấn đề đăng kiểm xe
Kiểm định xe có mấy công đoạn
Theo Khoản 6, điều 7, nghị định 16/2021/TT-BGTVT, quy trình kiểm định xe diễn ra gồm 5 công đoạn:
- Bước 1: Kiểm tra tổng quát;
- Bước 2: Kiểm tra phần thân trên của xe;
- Bước 3: Kiểm tra phanh, trượt ngang;
- Bước 4: Kiểm tra môi trường;
- Bước 5: Kiểm tra phần thân dưới của xe.
Đăng kiểm xe ô tô như thế nào?
Dưới đây là quy trình đăng kiểm ô tô gồm 4 bước mà tài xế cần nắm để khi đến đơn vị đăng kiểm chủ động hơn, không bị hoang mang không biết nên làm gì:
Bước 1: Làm thủ tục hồ sơ và đóng lệ phí
Sau khi đã đảm bảo chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì chủ xe nên lựa chọn những trung tâm đăng kiểm gần và thuận tiện nhất để nộp hồ sơ và tiến hành các thủ tục:
- Viết giấy khai.
- Chuẩn bị và nộp hồ sơ
- Đóng phí kiểm định và phí cấp giấy chứng nhận đăng kiểm
- Các vấn đề khác theo yêu cầu của mỗi đơn vị đăng kiểm.
Bước 2: Mang xe đi kiểm định
Sau khi được nhân viên tại trạm đăng kiểm đọc tên thì chủ phương tiện sẽ mang xe vào trong để kiểm định.
Nhân viên sẽ tiến hành kiểm định phương tiện của bạn theo thứ tự từng bộ phận. Nếu phát hiện bất cứ lỗi không đạt yêu cầu thì bạn sẽ được cung cấp các thông tin cần sửa chữa để khắc phục theo yêu cầu và quay lại vào lần sau. Nếu đạt yêu cầu về kiểm định chất lượng kỹ thuật phương tiện thì bạn sẽ được qua bước tiếp theo.
Bước 3: Nộp lệ phí bảo trì đường bộ
Khi đã đáp ứng được các tiêu chuẩn kiểm định bạn sẽ được nhân viên tại trạm đăng kiểm đọc số để đến đóng phí bảo trì đường bộ.
Bước 4: Cấp giấy chứng nhận và dán tem đăng kiểm mới
Sau khi đã hoàn thành tất cả các bước hồ sơ hoàn thiện tài xế sẽ được cấp giấy chứng nhận và tem đăng kiểm mới để dán lên phương tiện.
Đăng kiểm xe cơ giới cần lưu ý vấn đề gì?
- Khi đi đăng kiểm cần chuẩn bị đẩy đủ hồ sơ, giấy tờ đầy đủ như đã đề cập ở phần trên.
- Đảm bảo những vấn đề về thông số kỹ thuật đối với phương tiện.
- Kiểm tra hạn sử dụng của các loại giấy tờ đem theo như giấy thế chấp ngân hàng, giấy tờ xe.
- Kiểm tra những địa chỉ trung tâm đăng kiểm còn hoạt động, giờ làm việc để sắp xếp thời gian hợp lý.
- Những vấn đề về hư hỏng của xe trong quá trình kiểm định sẽ được phân làm 3 cấp độ để quyết định có được cấp Giấy chứng nhận hay không gồm: Không quan trọng, quan trọng và nguy hiểm:
- Đối với lỗi hư hỏng không quan trọng sẽ vẫn được cấp Giấy chứng nhận kiểm định.
- Đối với lỗi hư hỏng quan trọng sẽ không được cấp Giấy chứng nhận kiểm định đồng thời phải sửa chữa các hư hỏng để kiểm định lại.
- Đối với lỗi hư hỏng nguy hiểm không được cấp Giấy chứng nhận kiểm định, không được tham gia giao thông đồng thời phải sửa chữa các hư hỏng để kiểm định lại.
Quá hạn đăng kiểm bị phạt không?
Quá hạn đăng kiểm dù chỉ 1 ngày cũng sẽ bị phạt hành chính đồng thời tước giấy phép lái xe theo quy định tại thông tư 123/2021/NĐ-CP. Cụ thể:
Quá hạn đăng kiểm | Đối với cá nhân | Đối với tổ chức |
Dưới 1 tháng | Phạt tiền từ 4.000.000 – 8.000.000 VNĐ, tịch thu GPLX tối đa 3 tháng | Phạt tiền từ 8.000.000 – 12.000.000 VNĐ, tịch thu GPLX tối đa 3 tháng |
Từ 1 tháng trở lên | Phạt tiền từ 6.000.000 – 8.000.000 VNĐ, tịch thu GPLX tối đa 3 tháng | Phạt tiền từ 12.000.000 – 16.000.000 VNĐ, tịch thu GPLX tối đa 3 tháng |
Trên đây là những thông tin tổng hợp những lỗi bị từ chối đăng kiểm xe và giải đáp các câu hỏi về đăng kiểm xe mà Siêu Thị Xe Tải Van cập nhật. Hy vọng bài viết trên đã nắm được để tránh mắc phải những lỗi này khi mang xe đi đăng kiểm.
Nếu bạn đọc có nhu cầu mua xe tải van, hãy gọi ngay cho Siêu Thị Xe Tải Van qua hotline 0934.102.234. Hiện tại, chúng tôi đang có chương trình ưu đãi tốt và quà tặng vô cùng hấp dẫn cho những khách hàng khi đến trực tiếp trải nghiệm tại showroom.
Các chủ đề liên quan:
- [Cập nhật] Chu kỳ đăng kiểm xe tải chi tiết mới nhất 2024
- 4 bước gia hạn đăng kiểm xe ô tô nhanh, dễ dàng tại nhà
- Cập nhật phí bảo trì đường bộ chi tiết mới nhất 2024
- Xe tải van có niên hạn sử dụng không?
- Phân biệt xe bán tải không niên hạn và niên hạn
- Giấy đăng kiểm xe ô tô là gì?
- Những trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Hà Nội còn hoạt động