Đối với tài xế việc có tư thế ngồi lái ô tô đúng là điều rất quan trọng. Việc ngồi lâu trên xe rất dễ gây ảnh hưởng xấu đến cột sống và nếu ngồi sai tư thế, ảnh hưởng này ngày càng nghiêm trọng hơn. Dưới đây là 8 nguyên tắc ngồi đúng – chuẩn khi lái xe cho mọi bác tài, hãy cùng Siêu Thị Xe Tải Van tham khảo nhé.
Tại sao phải ngồi đúng tư thế khi lái xe ô tô?
Tư thế ngồi lái ô tô đúng sẽ mang lại cảm giác thoải mái khi di chuyển cũng như đảm bảo được an toàn đối với sức khỏe tài xế. Dưới đây là một số lợi ích thấy rõ nhất khi có tư thế ngồi chuẩn lái xe:
- Kiểm soát xe tốt hơn: dễ dàng điều khiển các phần tử như tay lái, các cần đạp (phanh, ga, côn),…
- Mở rộng tầm quan sát: việc ngồi đúng tư thế thông qua kính chiếu hậu tài xế dễ dàng bao quát cả phía trước và phía sau xe
- An toàn cao hơn: phản ứng nhanh chóng và hiệu quả trong các tình huống nguy hiểm, như phanh gấp hoặc tránh vật cản bất ngờ. Điều này cải thiện khả năng lái xe an toàn và giảm nguy cơ tai nạn.
- Giảm mệt mỏi và đau lưng, bảo vệ sức khỏe: phân bố đều lực lượng lên cơ thể, giảm thiểu căng thẳng và áp lực lên các vùng nhạy cảm như lưng và cổ. Bảo vệ cơ bắp, xương và các khớp của cơ thể khỏi những tổn thương do căng thẳng kéo dài.
Trên thực tế, không phải tài xế nào cũng biết rõ tư thế ngồi lái ô tô van đúng. Nếu ngồi sai tư thế, việc mất khả năng nhanh nhạy trong việc xử lý tình huống, thường có cảm giác bất tiện hay khó chịu, mỏi cổ, đau lưng khi lái xe là điều không thể tránh khỏi. Do đó, để có tư thế ngồi không ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình di chuyển, người lái nên tuân thủ theo những quy tắc sau đây.
8 nguyên tắc để có tư thế ngồi lái ô tô đúng
Tư thế khi ngồi
Tư thế ngồi đúng khi lái xe ô tô van đầu tiên cần đẩy thân người tựa hết vào lưng ghế, sao cho hông và mông sát với mặt ghế. Góc giữa mông và đùi nên là khoảng 90 độ hoặc hơi lớn hơn một chút, tạo điều kiện cho tuần hoàn máu tốt và giảm căng thẳng cơ bắp trong khi ngồi lâu. Quan sát sao cho không có khoảng hở nào ở góc gập ghế
Để chắc chắn độ chính xác của tư thế ngồi, tài xế có thể nổ máy xe và đạp chân phanh vài lần trước khi di chuyển. Nếu đầu gối duỗi thẳng, tức là khoảng cách ngồi quá xa. Nếu đầu gối gập góc nhỏ hơn 90 độ, tức là quá gần.
Khoảng cách ghế
Khoảng cách ghế của tư thế ngồi lái ô tô đúng khá đơn giản. Tài xế chỉ cần đạp phanh hết mức, chỉnh ghế về sau và canh sao cho gập đầu gối khoảng tầm 120 độ. Đây là khoảng cách tối ưu nhất để giữ tư thế thoải mái, không với sức khi đạp ga/ đạp côn.
Chiều cao và độ nghiêng của ghế
Độ nghiêng ghế
Độ nghiêng và chiều cao của ghế sẽ được chỉnh tùy thuộc vào kích thước, vị trí vô lăng và tầm vóc tài xế. Cách để nhận biết góc nghiêng phù hợp với bản thân như sau:
- Cách 1: Duỗi thẳng hai tay đưa lên phần trên của vô lăng. Góc nghiêng ghế phù hợp nếu cánh tay song song với sàn. Đây là cách kiểm tra độ nghiêng ghế cho những dòng xe ô tô con, xe tải van, xe gia đình hơn là những dòng xe tải, xe bus,…
- Cách 2: So phương của lưng ghế với cột vô lăng. Góc nghiêng ghế phù hợp nếu phương của lưng ghế với cột vô lăng song song với nhau.
- Cách 3: Điều chỉnh lưng ghế đến khi cảm thấy thoải mái. Hầu hết các ghế xe hiện đại có thể điều chỉnh được góc nghiêng của tựa lưng để phù hợp với sở thích và cơ thể của người lái. Đối với hầu hết mọi người, một góc nghiêng khoảng 95 – 110 độ thường là phù hợp.
Chiều cao ghế
Giúp tài xế theo dõi phía trước bao quát, quan sát cụm đồng hồ và thông số rõ ràng hơn. Cách chỉ chiều cao ghế phụ thuộc vào tầm vóc của người lái, cách thức thực hiện như sau:
- Người có chiều cao trung bình điều khiển các dòng phương tiện phổ thông: Chỉnh chiều cao ghế sao cho chiều rộng của 1 bàn tay bằng khoảng cách giữa đầu và trần xe
- Người có chiều cao hoặc phương tiện không ở mức trung bình như xe trần cao, xe mui trần: Chỉnh chiều cao ghế sao cho mắt người nhìn ngay phía trên khoảng giữa kính chắn gió
Chiều cao, độ nghiêng và cách đặt tay trên vô lăng lái
Chiều cao vô lăng
Thường thì bạn có thể kéo vô lăng lên hoặc xuống để thay đổi chiều cao. Trong tư thế ngồi lái ô tô đúng chiều cao của vô lăng được chỉnh sao cho cột vô lăng về vị trí song song với góc của lưng ghế, góc tay ngang người.
Ngoài ra, đa số các ô tô hiện đại đều có cơ chế điều chỉnh chiều cao của vô lăng. Thường là một cần hoặc nút bấm gần phía trên của cột lái hoặc trên vô lăng. Khi đó để điều chỉnh chiều cao, bạn cần nhấn nút bấm hoặc xoay cần để thực hiện điều này.
Sau khi điều chỉnh, hãy kiểm tra lại bằng cách ngồi ở vị trí lái xe và cảm nhận xem chiều cao mới có phù hợp không. Bạn nên có thể nhìn thấy rõ các thông số trên bảng đồng hồ mà không cần phải ngoái người hoặc ngẩng cổ quá cao.
Độ nghiêng
Vô lăng nên nghiêng về phía trước: Thông thường, vô lăng nên được nghiêng về phía trước một chút để bạn có thể cầm nó dễ dàng hơn. Điều này giúp giảm bớt căng thẳng trên cánh tay và vai khi điều khiển xe. Mặt khác, nếu vô lăng quá nghiêng hoặc quá thẳng, bạn có thể cảm thấy không thoải mái hoặc khó kiểm soát xe.
Lưu ý:
- Độ nghiêng của vô lăng nên được điều chỉnh sao cho bạn có thể nhìn rõ toàn bộ các dấu hiệu và chỉ số trên bảng đồng hồ mà không gặp trở ngại
- Không nên đặt vô lăng quá gần người lái hoặc quá xa ra phía trước
- Sau mỗi chuyến đi, bạn nên kiểm tra lại và điều chỉnh lại góc nghiêng của vô lăng
Cách đặt tay
Đặt tay đúng cách trên vô lăng khi lái xe là rất quan trọng để bạn có thể kiểm soát xe một cách hiệu quả và an toàn. Dưới đây là các hướng dẫn cơ bản về cách đặt tay trên vô lăng:
- Vị trí: Đặt tay lên vô lăng ở vị trí 9 giờ và 3 giờ hoặc 10 giờ và 2 giờ.
- Lòng bàn tay: tiếp xúc chặt với vô lăng, đừng nắm quá chặt để tránh mỏi tay.
- Ngón tay: duỗi thẳng, không uốn cong quá nhiều để linh hoạt khi điều khiển vô lăng.
Lưu ý: Thay đổi vị trí đặt tay trên vô lăng khi cần thiết để giữ cho bạn cảm thấy thoải mái và có thể kiểm soát xe hiệu quả. Ngoài ra, tránh đặt tay quá xa hoặc quá gần ngực để có thể thao tác vô lăng một cách dễ dàng.
Điều chỉnh khoảng cách từ vô lăng
Ngoài điều chỉnh chiều cao và độ nghiêng, bác tài còn phải cân nhắc đến khoảng cách từ vô lăng đến vai người lái. Khoảng cách vô lăng hiệu quả nhất trong tư thế ngồi đúng khi lái xe ô tô van là 25 – 30 cm hay 10 inch tính từ vai người lái.
Tài xế cần chú ý chỉnh khoảng cách của vô lăng sao cho khuỷu tay gập đủ góc 120 độ khi nắm lấy vô lăng. Tính từ tâm trục đến xương ức, bác tài nên duy trì khoảng cách cột vô lăng ở mức 30cm.
Tựa đầu vào ghế
Điều chỉnh tựa đầu sao cho mép trên cao hơn mí mắt một chút. Giữ khoảng cách 2cm đến 3cm, đây là khoảng cách an toàn cho người lái để tránh lao người về phía trước và đỡ mỏi cổ hơn. Nếu không điều chỉnh được khoảng cách trên, tài xế cần điều chỉnh lại góc nghiêng lưng ghế đến khi nào thấy ngồi thoải mái nhất.
Lưu ý khi lái xe, bác tài nên để đầu hơi hướng về phía trước một chút và duy trì khoảng cách trên để tránh nguy cơ chấn thương cổ.
Cách thắt dây an toàn đúng
Để hạn chế những tình huống bất ngờ, người ngồi trên xe phải thắt dây an toàn. Dây an toàn không được kéo quá căng, gây khó chịu cho bụng. Cách thắt dây phải thắt qua vai và dưới bụng.
Tầm nhìn bao quát
Điều chỉnh gương chiếu hậu để có tầm nhìn bao quát nhất, có góc khuất hay bị hạn chế góc nào hay không. Điều chỉnh gương sao cho tầm mắt nhìn vào giữa hoặc nửa trên trong gương. Gương phải thấy được hông xe và đuôi xe. Đây là cách chỉnh gương chiếu hậu chuẩn dành cho bác tài.
Lưu ý luôn giữ mắt quan sát hướng lên trên và không nên cúi xuống để xử lý và kiểm soát được nhiều tình huống bất ngờ.
Một số lưu ý về tư thế ngồi đúng khi lái xe ô tô
Sau khi đã thực hiện đúng theo 8 nguyên tắc tư thế ngồi lái ô tô đúng coi như bác tài đã thành công bảo vệ những ảnh hưởng xấu cho cột sống của mình. Tuy nhiên bên cạnh những nguyên tắc trên, bác tài cần lưu ý thêm những điều dưới đây để đảm bảo được sự an toàn tuyệt đối khi lái xe:
- Sau khi điều chỉnh ghế và vô lăng xong, nên kiểm tra lại lần nữa độ chắc chắn. Nếu cổ tay cảm thấy thoải mái khi đặt ở điểm cao nhất của vô lăng, hay có thể hơi ôm lấy chúng trong khi vai vẫn tì vào lưng ghế. Tư thế ngồi của bạn đã đúng nếu đáp ứng hết những điều này
- Cân nhắc chọn quần áo, phụ kiện thoải mái khi lái xe. Việc này sẽ dễ thắt dây an toàn hơn. Đối với nữ, hạn chế mang giày cao gót gây khó khăn khi lái xe.
- Tìm hiểu kỹ phương tiện của mình và tận dụng các tích hợp tùy chỉnh của phần ghế lái để có tư thế ngồi thoải mái nhất.
- Khi di chuyển đường dài, chọn đúng hộp tỳ tay có thể giúp bạn tránh khỏi đau mỏi bả vai
Xem thêm: Hướng dẫn cách lái xe ô tô tải chi tiết
Trên đây là 8 nguyên tắc giúp bác tài có tư thế ngồi lái ô tô đúng. Tư thế ngồi chuẩn lái xe sẽ giúp người lái tránh được tối đa các nguy cơ làm tổn hại đến hệ thống xương của mình và mang lại chuyến đi thoải mái, không mệt mỏi. Hãy tuân thủ đúng những nguyên tắc trên khi lái xe để mang bảo vệ sức khỏe một cách toàn diện nhé.
Siêu Thị Xe Tải Van cung cấp các dòng xe tải van chính hãng đến từ nhiều thương hiệu uy tín trên thị trường như Teraco, DFSK, Kenbo, Thaco, SRM,… Các dòng xe mới nhất hiện đang được trưng bày tại showroom chúng tôi. Quý khách có thể đến và trải nghiệm thử xe hoàn toàn miễn phí. Gọi ngay hotline 0934.102.234 để đặt lịch hẹn với chuyên viên Siêu Thị Xe Tải Van. Trong tháng này, cửa hàng chúng tôi có những ưu đãi hấp dẫn khi mua xe và hỗ trợ trả góp với lãi suất thấp nhất, đừng qua ưu đãi này nhé.
Các bài viết liên quan đến Kinh nghiệm lái xe
- Kinh nghiệm lùi xe an toàn cho tài xế mới
- Kinh nghiệm lái xe đường trường
- Kinh nghiệm lái xe đường dài
- Kinh nghiệm lái xe trên đường cao tốc
- Hướng dẫn cách đi đúng làn đường
- Nguyên tắc quay đầu xe an toàn
- Kỹ thuật lái xe lên dốc và xuống dốc