Mục đích bảo dưỡng xe ô tô định kỳ là để đảm bảo xe luôn hoạt động tốt và an toàn khi lái. Dưới đây Siêu Thị Xe Tải Van sẽ đưa chi phí, khung thời gian, hạng mục bảo dưỡng, quy trình bảo dưỡng tại showroom và giải đáp thắc mắc nên bảo dưỡng xe tại hãng hay ở ngoài để bạn tham khảo.
Bảo dưỡng xe ô tô định kỳ được hiểu như thế nào?
Giống như các loại phương tiện khác, trong thời gian dài hoạt động xe ô tô sẽ có những chi tiết bị hao mòn, giảm chất lượng so với ban đầu ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động vì thế cần phải bảo dưỡng xe.
Bảo dưỡng xe ô tô định kỳ là việc mang xe đi kiểm tra, vệ sinh, sửa chữa hoặc thay thế những chi tiết phụ tùng xe theo khoảng thời gian hoặc quãng đường đi được nhất định. Bảo dưỡng định kỳ xe ô tô sẽ giảm thiểu hư hỏng, tăng khả năng hoạt động và tuổi thọ xe. Theo đó, người dùng cần thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng xe để tránh những hư hỏng không đáng có.
Xem thêm: Bảo dưỡng xe tải khi nào là tốt?
Mục đích bảo dưỡng xe là gì?
Một số lợi ích khi bảo dưỡng xe ô tô định kỳ cho xe và chủ sở hữu:
- Đảm bảo sự an toàn: Bảo dưỡng định kỳ để bảo rằng các hệ thống của phương tiện luôn được hoạt động ở trạng thái bình thường. Nhanh chóng phát hiện và khắc phục các hư hỏng tiềm ẩn, giảm thiểu tối đa nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.
- Tiết kiệm chi phí: Bảo dưỡng định kỳ ô tô giúp chủ xe phát hiện và sửa chữa các lỗi nhỏ trước khi các chi tiết này bị hỏng nặng hơn và buộc phải thay thế tốn kém.
- Tiết kiệm nhiên liệu: Khi các bộ phận hoạt động với hiệu suất tối ưu và được làm sạch định kỳ sẽ cải thiện được khả năng tăng tốc, tiết kiệm nhiên liệu từ đó hạn chế khả năng gây hại đến môi trường.
- Nâng cao độ bền và kéo dài tuổi thọ xe: Đảm bảo các bộ phận của phương tiện luôn hoạt động đúng cách và kéo dài thời gian sử dụng, tránh hao mòn quá nhanh.
- Yên tâm khi lái xe: Giữ được tâm thế thoải mái khi biết xe ô tô luôn trong tình trạng hoạt động tốt nhất.
- Tăng giá trị của xe nếu có bán/ thanh lý: Tuân thủ theo lịch bảo dưỡng định kỳ sẽ giúp ô tô có giá trị cao hơn so với các xe ít/ không bảo dưỡng, nhất là trong trường hợp chủ xe muốn thanh lý hay bán lại. Phương tiện có khả năng vận hành tốt, mượt mà, không có tiếng ồn sẽ bán giá cao hơn.
Bảo dưỡng định kỳ xe ô tô bao nhiêu tiền?
Bảo dưỡng xe ô tô định kỳ chi phí bao nhiêu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như bảng giá bảo dưỡng và phụ tùng thay thế của từng hãng/ trung tâm dịch vụ bảo dưỡng, dòng xe và loại xe, tình trạng xe hiện tại, cấp độ bảo dưỡng xe… Dưới đây là bảng giá ước chừng khi bảo dưỡng đối với các dòng xe phổ thông theo từng cấp độ:
Hạng mục bảo dưỡng | Chi phí bảo dưỡng (VNĐ) |
Bảo dưỡng định kỳ cấp 1 | Khoảng 800.000 đến 1.500.000 đồng |
Bảo dưỡng định kỳ cấp 2 | Khoảng 1.200.000 – 2.500.000 đồng |
Bảo dưỡng định kỳ cấp 3 | Khoảng 2.000.000 – 4.000.000 đồng |
Bảo dưỡng định kỳ cấp 4 | Khoảng 6.000.000 – 10.000.000 đồng |
Theo đó, mức giá thay thế phụ tùng có thể chênh lệch cao thấp theo từng loại. Đối với các xe mới đi được khoảng 1000km, mức giá thay thế phụ tùng đôi khi chỉ từ 100.000 đến 200.000 đồng mà thôi.
Ngoài ra, tiền công trung bình cho một lần bảo dưỡng phương tiện sẽ rơi vào khoảng từ 150.000 đồng đến 600.000 đồng. Như vậy mỗi một lần bảo dưỡng, chủ xe phải thanh toán tổng chi phí cho hai hạng mục này tùy vào các yếu tố như đã đề cập sẽ phải chi số tiền ít hay nhiều.
Trong quá trình bảo dưỡng xe tại bất kỳ đâu, các chi phí thay thế phụ tùng hay vật tư nhân viên đều sẽ bàn bạc với trung tâm bảo dưỡng và chủ xe. Vì thế, bạn có thể cân nhắc chọn những sản phẩm phù hợp với phương tiện và kinh tế.
Bảo dưỡng định kỳ xe ô tô ở những hạng mục nào?
Trong quá trình bảo dưỡng xe ô tô phải trải qua nhiều hạng mục kiểm tra để đảm bảo toàn bộ đều vận hành tốt nhất. Khi bảo dưỡng xe ô tô định kỳ, chủ xe cần phải kiểm tra các hạng mục như sau:
- Khoang lái và hệ thống điều khiển: Hệ thống đèn, kèn xe, hệ thống điện, hệ thống điều hòa, vô lăng, cần gạt nước,…
- Khoang động cơ: các loại dầu (dầu trợ lực lái, dầu phanh, dầu động cơ, dầu ly hợp,…) và mỡ bôi trơn, hệ thống làm mát, nước làm mát, ống dầu phanh, đai truyền động, ắc quy, bugi,…
- Gầm xe: hệ thống phanh, hệ thống treo, má phanh, đường ống, ống xả, đai ốc, áp suất và tình trạng lốp, kiểm tra các rò rỉ…
- Hạng mục thay thế định kỳ: bộ lọc dầu động cơ, dầu máy, bộ lọc gió,…
Xem thêm: Hạng mục bảo dưỡng xe ô tô là gì? Mốc thời gian nào xe ô tô cần được bảo dưỡng?
Các mốc định kỳ bảo dưỡng xe ô tô
Thời điểm bảo dưỡng định kỳ xe ô tô sẽ còn phụ thuộc vào dòng xe, mức độ sử dụng và quãng đường đi được của xe. Theo lý thuyết cơ bản, chủ xe nên bảo dưỡng phương tiện của mình vào những thời điểm sau:
- Bảo dưỡng xe ô tô định kỳ như hướng dẫn của nhà sản xuất (ghi rõ trong sổ tay bảo hành/ hướng dẫn sử dụng xe). Chẳng hạn như khi điều khiển xe chạy được 5.000km, 10.000km… thì chủ xe nên mang đi bảo dưỡng.
- Phương tiện có mùi khó chịu, xuất hiện tiếng ồn lạ hay bị rung lắc bất thường khi hoạt động,… Khi gặp những dấu hiệu này lập tức phải đưa xe đến trung tâm dịch vụ kiểm tra.
- Phương tiện thường xuyên di chuyển trong những nơi có điều kiện thời tiết xấu như ngập lụt, bão, đường xấu hay gồ ghề,… Để đảm bảo xe không hư hỏng động cơ, chủ xe nên tiến hành bảo dưỡng.
- Phương tiện để quá lâu không hoạt động (trên 1 tháng) nhưng nay muốn sử dụng lại.
Dưới đây là các mốc bảo dưỡng chung Siêu Thị Xe Tải Van đưa ra, bạn có thể tham khảo:
- Bảo dưỡng cấp 1: Quãng đường đi được 5.000 km hoặc sau 6 tháng sử dụng, chủ yếu trong cấp độ này là kiểm tra và thay thế dầu động cơ, nước làm mát và kiểm tra lọc gió xe.
- Bảo dưỡng cấp 2: Quãng đường đi được 10.000 km hoặc sau 1 năm sử dụng. Bảo dưỡng các hạng mục như kiểm tra và điều chỉnh hệ thống phanh, hệ thống lái,… và những hạng mục ở bảo dưỡng cấp 1.
- Bảo dưỡng cấp 3: Quãng đường đi được 20.000 – 30.000 km hoặc sau 2 năm sử dụng. Bảo dưỡng bao gồm các hạng mục cấp 1 – 2, còn có kiểm tra và thay bình ắc quy, lọc gió cabin, lọc gió không khí.
- Bảo dưỡng cấp 4: Quãng đường đi được 40.000 – 60.000 km hoặc sau 4 năm sử dụng. Kiểm tra và thay bugi đồng thời bảo dưỡng các hạng mục của 3 cấp trên.
- Bảo dưỡng cấp cao: Quãng đường đi được 80.000 – 100.000 km hoặc sau 8 năm sử dụng. Chủ yếu kiểm tra và thay lọc dầu, lọc nhiên liệu và nước làm mát nếu bảo dưỡng xe ở cấp độ này.
Nên bảo dưỡng định kỳ xe ô tô ở đâu?
Để tìm được địa điểm bảo dưỡng xe ô tô van uy tín, bạn có thể tra cứu trên các diễn đàn ô tô xem đánh giá của các khách hàng trước hoặc tham khảo ý kiến của người quen. Quy trình bảo dưỡng xe tải van tại Siêu Thị Xe Tải Van dựa trên các tiêu chí hiệu suất hoạt động ổn định và đảm bảo an toàn của ô tô.
Dưới đây là bảo dưỡng xe ô tô định kỳ tại Showroom chúng tôi:
Bước 1: Hạng mục hệ thống điều hòa
Đầu tiên, nhân viên kỹ thuật sẽ kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống điều hòa để tránh mùi hôi khó chịu, tình trạng có âm thanh lạ hoặc thiếu nhiệt. Nếu cần sẽ tháo lọc gió để vệ sinh sạch sẽ và thay mới nếu bị hư hỏng. Bảo dưỡng điều hòa sẽ bao gồm các hạng mục như kiểm tra dàn nóng lạnh, khí nén, lốc điều hòa, phin lọc, hiệu suất làm mát.
Bước 2: Hạng mục gầm ô tô
Gầm xe là bộ phận thấp nhất nên dễ bị hư hỏng do sỏi đá, va chạm gầm, nước mưa,… Do đó, sử dụng thời gian dài gầm xe hay bị gỉ sét, chảy dầu hay có tiếng kêu. Nhân viên chúng tôi sẽ kiểm tra gầm xe, xem xét những vấn đề đang gặp phải và trao đổi tìm ra cách thức bảo dưỡng phù hợp. Đồng thời báo giá trước khi tiến hành bảo dưỡng. Siêu Thị Xe Tải Van có dịch vụ phủ gầm xe để chống ồn, cách nhiệt, chống gỉ sét và hạn chế các tác nhân từ môi trường.
Bước 3: Hạng mục hệ thống lái
Hệ thống lái sau một thời gian có khả năng bị hỏng móc, ảnh hưởng đến khả năng điều khiển của vô lăng và sự an toàn của người lái. Nhân viên kỹ thuật của chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra bộ điều khiển máy tính, cảm biến vô lăng, các động cơ chấp hành, hệ thống bổ trợ dầu và điện, cụm bánh xe cho hạng mục này.
Bước 4: Hạng mục máy phát điện
Máy phát điện có nhiệm vụ cung cấp nguồn năng lượng cho ắc quy và các thiết bị khác trên xe. Hạng mục này, kỹ thuật viên sẽ tiến hành kiểm tra và đo điện áp ắc quy khi nổ/ tắt máy. Sau đó đọc kết quả điện áp, đánh giá và so sánh xem ắc quy có bị hỏng hay không rồi thay mới (nếu có).Điều kiện để xe bình thường là điện áp ắc quy lúc xe chạy phải cao hơn khoảng 13.4 đến 14.2V lúc xe tắt máy.
Bước 5: Hạng mục ắc quy ô tô
Ắc quy sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của xe vì thế nhân viên sẽ tiến hành bảo dưỡng để xe vận hành ổn định. Chủ xe cần lưu ý những vấn đề như giữ ắc quy luôn sạch sẽ và ở nhiệt độ đảm bảo, theo dõi mức điện áp và lưu ý chỉ châm thêm nước khi chúng thấp hơn mức quy định.
Bước 6: Hạng mục giảm xóc ô tô
Để mang lại cảm giác êm ái khi di chuyển, nhất là trên những cung đường xấu nhân viên tại hệ thống sẽ tiến hành kiểm tra giảm xóc. Những lưu ý cần nhớ ở hạng mục này là xem giảm xóc có chảy dầu không, bơm lốp theo đúng chuẩn phù hợp với tải trọng phương tiện, rửa sạch hốc bánh và vệ sinh bộ phận giảm xóc.
Bước 7: Hạng mục kim phun điện tử
Bảo dưỡng xe ô tô định kỳ 10.000 km, nhân viên sẽ sử dụng dung dịch chuyên dụng để súc rửa kim phun điện tử. Dung dịch có hai loại đưa thẳng vào bình xăng và đưa thẳng vào kim phun bên trong động cơ.
Bước 8: Hạng mục lốp xe
Lốp xe bị bào mòn, không đủ căng sẽ ảnh hưởng đến tốc độ di chuyển và khiến tiêu hao nhiều nhiên liệu. Do đó, kiểm tra áp suất lốp xe là công đoạn bắt buộc trong quá trình bảo dưỡng của chúng tôi. Một lời khuyên rằng nên thay lốp mới khi xe đã di chuyển được 50.000 km/ lần.
Bước 9: Hạng mục dầu máy và dầu phanh
Đội ngũ bảo dưỡng sẽ kiểm tra và thay dầu cho động cơ và cho hệ thống phanh để hoạt động bôi trơn diễn ra tốt hơn. Hạng mục này có thể được tiến hành mỗi tháng một lần hoặc sau 5.000km đến 10.000 km di chuyển.
Bước 10: Hạng mục hệ thống làm mát
Nước làm mát trong quá trình bảo dưỡng định kỳ xe ô tô sẽ được kiểm tra và thay thế. Chủ xe nên kiểm tra sau mỗi 12 tháng và bảo dưỡng sau mỗi 24 tháng đối với xe không chạy. Kiểm tra sau mỗi 6 tháng và bảo dưỡng sau mỗi 12 tháng đối với xe hoạt động thường xuyên.
Bước 11: Hạng mục bugi
Bộ phận quyết định sự sống cho hệ thống các động cơ bên trong xe. Bugi phải chịu nhiệt tốt, chịu được áp suất cao, đánh lửa mạnh và có độ bền cao. Nhân viên kỹ thuật sẽ tiến hành tháo bugi (đã nguội) vệ sinh sạch sẽ sau đó kiểm tra, tra dầu vào bánh răng và cuối cùng là lắp bugi mới vào.
Bước 12: Hạng mục hệ thống đèn, còi
Hạng mục bảo dưỡng này sẽ bao gồm các công đoạn như kiểm tra hệ thống còi xem có bị cháy, hở mạch hay bị đứt không. Sau đó tiến hành vệ sinh tiếp điểm và sẽ thay mới còi nếu còi bị gãy hay lò xo sử dụng bị yếu.
Bước 13: Hạng mục hệ thống gạt mưa và bộ phun rửa kính
Kiểm tra và thay mới cần gạt nếu phát hiện chúng bị mài mòn, biến dạng và hệ thống phun bị yếu, tắc nghẽn, không hoạt động được. Hạng mục này phải được kiểm tra trong mỗi kỳ bảo dưỡng xe.
Bước 14: Hạng mục hệ thống đèn báo taplo
Các ký hiệu, đèn báo trên bảng táp lô thể hiện trạng thái hoạt động của xe để người lái nhận biết được. Nhân viên kỹ thuật sẽ kiểm tra màn hình cảm ứng, hệ thống đèn sáng,.. trên bảng táp lô.
Sau khi đã kiểm tra qua tất cả các hạng mục, nhân viên kỹ thuật tại Siêu Thị Xe Tải Van sẽ tiến hành đề máy vận hành xe thử để đảm bảo các chi tiết đều hoạt động tốt nhất và không có gì sai sót.
Xem thêm: Xe tải chạy bao nhiêu km thì thay nhớt?
Một số câu hỏi thường gặp
Nên bảo dưỡng định kỳ xe ô tô ở hãng không?
Bảo dưỡng xe ô tô định kỳ ở hãng là quyết định được nhiều chủ xe lựa chọn. Bởi lẽ tại hãng có những ưu điểm sau:
- Hầu hết đều sử dụng phụ tùng chính hãng, luôn có sẵn để thay vào. Điều này sẽ khác với những Gara bên ngoài đôi khi phải đợi nếu hết hàng hoặc phải thay một loại mới.
- Nhận được sự tư vấn cụ thể từ kỹ thuật viên chuyên nghiệp, khả năng xử lý tốc độ hơn, kinh nghiệm xử lý và bảo dưỡng được đào tạo bài bản, đảm bảo độ hoàn thiện cao.
- Mang lại cảm giác yên tâm và tin tưởng hơn vì tất cả đều dựa trên thương hiệu và uy tín của hãng.
Nếu bạn chưa tìm được địa điểm bảo dưỡng uy tín, bạn có thể mang xe đến hãng để kiểm tra xe để yên tâm nhất nhé. Tuy nhiên, bảo dưỡng ô tô tại hãng chi phí sẽ cao hơn khá nhiều so với các Gara ngoài.
Xe bảo dưỡng định kỳ ở ngoài có tốt không?
Bảo dưỡng xe ô tô ở các Gara bên ngoài cũng có rất nhiều ưu điểm và lợi ích so với việc bảo dưỡng tại hãng, chẳng hạn:
- Giá thành rẻ: xe ô tô khi bảo dưỡng ở ngoài sẽ tiết kiệm được chi phí rất nhiều so việc bảo dưỡng tại hãng, về chất lượng thì được đánh giá như nhau.
- Bảo dưỡng theo quy trình linh hoạt: giúp chủ xe tiết kiệm thêm được một khoản chi phí phát sinh, không đáng có.
- Quy trình làm việc tỉ mỉ: không khác gì các hãng khác, tại Gara ngoài cũng có quy trình làm việc chuyên nghiệp, chất lượng phục vụ tốt nên bạn có thể yên tâm.
Tóm lại, bảo dưỡng ô tô định kỳ tại hãng hoặc tại những Gara ở ngoài đều được, chúng đều có những ưu điểm riêng và tất cả đều đảm bảo làm theo quy trình bảo dưỡng xe tốt nhất. Do đó, việc lựa chọn sẽ phụ thuộc vào từng chủ xe mà thôi.
Bảo dưỡng xe ô tô định kỳ rất quan trọng để phát hiện và khắc phục sớm các lỗi phụ tùng để xe vận hành tối ưu. Hy vọng từ những chia sẻ trên của Siêu Thị Xe Tải Van đã giúp bạn hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc bảo dưỡng xe.
Nếu bạn đang muốn tìm trung tâm uy tín để bảo dưỡng xe, hãy liên hệ ngay với Siêu Thị Xe Tải Van qua hotline…. Chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ bảo dưỡng uy tín với những phụ kiện chính hãng và đội ngũ kỹ thuật viên nhiều năm trong nghề.
Showroom của chúng tôi hiện tại đang trưng bày các mẫu xe tải van mới nhất, bạn có thể ghé qua để trải nghiệm. Mua xe trong tháng này để có được những ưu đãi hấp dẫn từ Đại Lý Siêu Thị Xe Tải Van.