Giờ cấm hay các tuyến đường cấm xe tải ở Hà Nội đều được quy định và ban hành dựa trên Quyết định 06/2013/QĐ-UBND. Dưới đây là cập nhật những thông tin mới nhất về khung giờ và các tuyến đường cấm tại thủ đô hiện nay.
Tại sao thành phố Hà Nội lại cấm xe tải?
Các loại xe tải thường phải di chuyển ngoài giờ và không được vào nội thành trong khung giờ hành chính. Bởi lẽ xe tải là phương tiện bị ràng buộc về mặt thời gian cũng như hạn chế các tuyến đường di chuyển.
Với mật độ dân cư ngày càng đông, tình trạng ùn tắc báo động do đó để giải quyết vấn nạn này, thủ đô đưa ra giải pháp cấm xe tải đi vào thành phố và đã được phê duyệt. Theo đó Quyết định 06/2013/QĐ-UBND điều chỉnh các khung giờ và các tuyến đường cấm xe tải ở Hà Nội.
Các tuyến đường tại Hà Nội cấm xe tải
Dưới đây là bảng liệt kê chi tiết đường và hướng chiều cấm tại thành phố Hà Nội:
STT | Đường cấm | Hướng cấm |
1 | Đường Cát Linh | Theo chiều từ Khách sạn Horizon ra Văn Miếu |
2 | Đường Hàng Đậu | Theo chiều từ Trần Quang Khải vào |
3 | Đường Hoàng Ngọc Phách | Theo chiều từ Nguyên Hồng ra Láng Hạ |
4 | Đường Trung Liệt | Theo chiều từ Đặng Tiến Đông ra Thái Hà |
5 | Theo chiều từ Thái Thịnh ra Thái Hà | |
6 | Đường Thuỵ Khuê | Theo chiều từ ngã ba Bưởi ra đường Thanh Niên |
7 | Theo chiều từ Bưởi về Hồ Tây | |
8 | Đường Hoàng Hoa Thám | Theo chiều từ Phan Đình Phùng ra Lạc Long Quân (một chiều) |
9 | Đường Thuốc Bắc | Theo chiều từ Hàng Mã ra Hàng Thiếc(một chiều) |
10 | Đường Hùng Vương | Đoạn đường đi qua Lăng Bác |
11 | Đường Trương Định | Theo chiều từ ngã tư Chợ Mơ ra Giải Phóng |
12 | Đường Vũ Ngọc Phan | Cấm phương tiện rẽ trái từ Láng Hạ vào |
13 | Đường Thanh Nhàn | Theo chiều từ cầu Lạc Trung đến Bạch Mai |
14 | Đường Nguyễn Công Trứ | Theo chiều từ Tăng Bạt Hổ ra Phố Huế |
15 | Đường Nguyễn Thượng Hiền | Theo chiều từ ngã 3 Trần Bình Trọng cho đến ngã 4 Khâm Thiên – Lê Duẩn |
16 | Đường Đội Cấn | Theo chiều đi từ phía Lăng Bác(một chiều) |
17 | Đường Đại La | Theo chiều từ Phố Vọng ra Bạch Mai |
18 | Đường Nguyễn Tuân | Theo chiều từ từ Láng Hạ đến Nguyễn Trãi |
19 | Đường Nguyễn Huy Tự | Theo chiều từ Yersin |
20 | Đường Hà Trung – Ngõ Trạm | Theo chiều từ Chợ Hàng Da ra Phùng Hưng |
21 | Đường Lê Quý Đôn | Theo chiều ngược lại từ Trần Khánh Dư vào |
22 | Đường Lê Đại Hành | Theo chiều từ đoạn đâm ra Đại Cồ Việt |
Những khung giờ cấm tải tại thành phố Hà Nội
Ngoài các tuyến đường cấm xe tải ở Hà Nội, người điều khiển phương tiện phải lưu ý các khoảng thời gian cấm lưu thông để tránh bị phạt. Các khung giờ cấm sẽ tương đương với loại phương tiện, cụ thể như bảng dưới đây:
Loại xe | Thời gian cấm | Thời gian được phép di chuyển |
Xe tải có tải trọng 1,25 tấn | Cấm giờ cao điểm:Từ 6:00 giờ – 9:00 giờTừ 15:00 giờ – 21:00 giờ | Thời gian còn lại |
1,25 tấn < tải trọng xe tải < 2,5 tấn | Thời gian còn lại (Cần có giấy phép lưu hành mới được di chuyển) | Từ 21:00 giờ đến 6:00 giờ |
2,5 tấn < tải trọng xe tải < 10 tấn | Từ 6:00 giờ đến 21:00 giờ | Thời gian còn lại |
Xe tải thuộc dạng siêu trọng có tải trọng > 10 tấn | Thời gian còn lại (Cần có giấy phép lưu hành mới được di chuyển) | Từ 21:00 giờ đến 6:00 giờ |
Xem thêm: Xe tải van có bị cấm giờ không?
Những loại xe tải nào được ra vào thành phố Hà Nội trong giờ cấm tải?
Khung giờ cấm hạn chế phương tiện lưu thông, tuy nhiên vẫn có một số xe tai được phép hoạt động trong khoảng thời gian này, cụ thể:
- Xe tải của cơ quan công an hay cơ quan long an đang làm nhiệm vụ, xe thuộc ngành quân đội
- Xe tải thu gom vận chuyển rác thải
- Xe tải vận chuyển ngoại tệ, tiền/ vàng
- Xe tải chở bưu phẩm, bưu kiện, thư từ, báo chí,…
- Xe tải cấp nước sinh hoạt, xe chuyên dùng thực hiện công tác chung (tưới cây, cắt cây, rửa đường, hút bùn, quét bụi,…), xe chuyên dùng để khắc phục sự cố (điện nước, đổ cây do mưa bão)
Xem thêm: Bảng xếp hạng 14 xe tải van đánh giá tốt và lưu thông 24/24
Mức phạt khi xe tải đi vào khung giờ cấm tại thành phố Hà Nội
Căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, thành phố Hà Nội đưa ra mức xử phạt cho những đối tượng di chuyển vào khung giờ cấm như sau:
Xử phạt hành chính, phạt tiền đối với cá nhân từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng và đối với tổ chức là 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng. Trừ các trường hợp ngoại lệ và các xe ưu tiên đang thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp.
Ngoài ra, cá nhân và tổ chức còn bị giam/ tước giấy phép lấy xe từ 1 đến 3 tháng tùy theo tình trạng và mức độ vi phạm.
Việc áp dụng khung giờ và các tuyến đường cấm xe tải ở Hà Nội đã giúp thành phố giảm thiểu tình trạng ùn tắc và góp phần giữ gìn trật tự giao thông. Đưa ra mức phạt vi phạm còn góp phần nâng cao ý thức của người tham gia giao thông.
Có thể xin giấy phép di chuyển vào khung giờ cấm không? Xin giấy phép ở đâu?
Như đã đề cập, nếu phương tiện của bạn bị cấm hoạt động trong những khung giờ quy định, bạn vẫn có thể di chuyển bằng cách xin giấy phép di chuyển tại Phòng CSGT đường bộ của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Khi có giấy phép do Phòng CSGT cấp, phương tiện của bạn sẽ được phép di chuyển vào khung giờ cấm mà không bị vi phạm. Các loại giấy phép hỗ trợ hoạt động kinh doanh vận tải bao gồm:
- Giấy phép phố cấm 24 giờ
- Giấy phép phố cấm 2 khung giờ: Từ 9 giờ đến 15 giờ, Từ 21 giờ đến 6 giờ
- Giấy phép phố cấm do Phòng CSGT cấp
- Giấy phép phố cấm do Sở GTVT cấp
Để quá trình xin giấy phép diễn ra thuận lợi nhanh chóng, chủ xe/ người điều khiển cần chuẩn bị hồ sơ như sau:
- Xe cơ quan, công ty/ doanh nghiệp tư nhân: Có công văn gửi chủ đầu tư xác định khối lượng hàng hóa cần vận chuyển. Sau khi có xác nhận của Sở quản lý xây dựng chuyên ngành, Phòng CSGT sẽ xem xét và cấp giấy phép cho phương tiện di chuyển vào các tuyến đường cấm xe tải ở Hà Nội theo như đề nghị.
- Xe tư nhân: Nộp đơn trình bày khối lượng hàng hóa cần vận chuyển (có thể viết tay hoặc đánh máy) và các bản sao công chứng của các loại giấy tờ như: CMND/ CCCD, giấy đăng ký xe, giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận kiểm định ATKT&BVMT, lệnh điều xe hay hợp đồng và hóa đơn trả hàng nếu có.
Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ, tiến hành đóng lệ phí và chờ đến hẹn để nhận giấy phép lưu thông. Nếu không có giấy hẹn mà người điều khiển xe tự ý di chuyển vào khung giờ/ đường cấm sẽ bị coi là hành vi vi phạm và chịu mức phạt tương ứng.
Làm thế nào để biết phương tiện của mình bị cấm vào thành phố Hà Nội?
Để biết phương tiện của mình bị cấm vào thành phố Hà Nội hay không trước hết, bạn cần xác định tải trọng và trọng lượng của xe. Sau đó, chủ động tra cứu các quy định và hạn chế tương ứng cho xe của bạn từ cổng thông tin của nhà nước hoặc cơ quan quản lý giao thông.
Trên đây là những điều cần biết về khung giờ, các tuyến đường cấm xe tải ở Hà Nội cũng như mức phạt tương ứng. Nên nhớ để lưu thông trong giờ cấm/ đường cấm, bạn cần phải xin giấy phép trước khi di chuyển.
Nếu Quý khách có nhu cầu mua xe tải van đến từ các thương hiệu nổi tiếng như Teraco, Gaz, TMT/ DFSK, SRM, Suzuki,… hãy liên hệ ngay hotline 0934102234. Nhân viên tư vấn tại Siêu Thị Xe Tải Van sẽ hỗ trợ quý khách 24/24.
Các bài viết liên quan Kinh nghiệm lái xe
- Các tuyến đường cấm xe tải ở TPHCM
- Giờ cấm xe tải TPHCM? Mức phạt chi tiết khi di chuyển vào khung giờ cấm
- Kinh nghiệm lái xe an toàn
- Những kinh nghiệm lái xe trời mưa
- Kinh nghiệm lái xe trong khu dân cư
- 20 cách lái xe trong thành phố đúng luật
- Quy định chở hàng xe tải như thế nào? Mức phạt bao nhiêu?
- Quy định chở người xe tải và mức xử phạt chi tiết mới nhất