Giờ cấm xe tải Hà Nội được quy định đối với từng loại xe khác nhau, bên cạnh đó còn có những loại phương tiện ngoại lệ không cần tuân thủ theo quy định này. Cùng Siêu Thị Xe Tải Van cập nhật và giải đáp chi tiết quy định giờ cấm xe tải Hà Nội qua bài viết bên dưới.
Quy định những khung giờ cấm xe tải Hà Nội chi tiết từng loại phương tiện
Xe tải có tải trọng khác nhau sẽ được quy định những khung giờ cấm khác nhau. Dưới đây là bảng giờ cấm xe tải Hà Nội chi tiết từng loại:
Loại xe tải | Khung giờ cấm xe tải Hà Nội |
Tổng tải trọng đến 1.25 tấn | 2 khung giờ cao điểm hằng ngày: từ 6 giờ – 9 giờ sáng và từ 15 giờ – 21 giờ tối |
Tổng tải trọng > 1.25 tấn và < 10 tấn | Hằng ngày: từ 6 giờ sáng – 21 giờ tối |
Tổng tải trọng > 10 tấn, xe siêu trọng, xe siêu trường | Hằng ngày: từ 6 giờ sáng – 21 giờ tối |
Xe du lịch chở người > 45 chỗ đi đến các điểm tham quan | Các giờ cao điểm |
Xe chuyên dùng vận chuyển rác, xe thu gom rác đẩy tay | từ 6 giờ sáng – 19 giờ 30 tối |
Xem thêm: Cập nhật các tuyến đường cấm xe tải ở Hà Nội và mức xử phạt
Những loại phương tiện ngoại lệ không cần tuân thủ giờ cấm xe tải ở Hà Nội
Ngoài những loại xe được quy định không hoạt động trong giờ cấm xe tải Hà Nội thì cũng có những loại phương tiện ngoại lệ được phép hoạt động trong những khung giờ cấm.
Dưới đây là bảng tổng hợp chi tiết:
Quy định | Những phương tiện ngoại lệ không bị cấm |
Xe được hoạt động trong giờ cấm xe tải Hà Nội không cần xin giấy phép lưu thông | Xe tải dùng để làm nhiệm vụ như: xe công an, quân đội, lực lượng phòng cháy chữa cháy, thanh tra giao thông. Xe tải van từ 5 chỗ chở lên hoặc khối lượng chuyên chở < 0.5 tấn, xe tang lễ, xe bán tải có khối lượng chuyên chở <1.5 tấn. |
Xe được hoạt động trong giờ cấm xe tải Hà Nội nhưng cần xin giấy phép lưu thông | Xe tải của công ty Điện lực, đi làm nhiệm vụ sửa chữa các công trình điện Xe tải phục vụ vận chuyển bưu kiện, thông tin liên lạc từ Bưu điện Xe tải phục vụ bảo trì các dịch vụ công cộng như đèn chiếu sáng, đèn giao thông, cầu, cống, đường thoát nước, công viên, cây xanh Xe tải phục vụ Kho bạc nhà nước vận chuyển tiền vàng Xe tải được Sở/Bộ thông tin và Truyền thông cấp phép để phục vụ việc chuyển phát dịch vụ thư từ, giấy phép bưu chính Xe tải nhẹ phục vụ vận chuyển thực phẩm, hoa, con giống xuất nhập khẩu Xe tải nhẹ phục vụ bệnh viện, trung tâm y tế vận chuyển vắc xin, ô xy Xe tải nhẹ phục vụ bệnh viện, trường học, siêu thị, khu công nghiệp vận chuyển thực phẩm, đồ ăn Xe tải nhẹ phục vụ lễ hội, hội diễn văn nghệ thành phố chở dụng cụ, thiết bị Xe cứu hộ của doanh nghiệp |
Giải đáp những câu hỏi về giờ cấm xe tải Hà Nội
Tại sao cần quy định giờ cấm xe tải Hà Nội?
Hà Nội là một trong những thành phố lớn của đất nước với mật độ dân cư đông đúc kèm theo đó là lưu lượng người tham gia giao thông lớn, đặc biệt vào những giờ cao điểm. Việc những loại phương tiện giao thông có tải trọng, kích thước lớn tham gia giao thông đồng thời sẽ càng làm gia tăng tình trạng ùn tắc đường.
Chính vì vậy, quy định giờ cấm xe tải Hà Nội được điều chỉnh, ban hành bởi Quyết định 06/2013/QĐ-UBND để giúp điều tiết, hạn chế tình trạng này xảy ra, đảm bảo các phương tiện lưu thông an toàn.
Xem thêm: Giờ cấm xe tải TPHCM? Mức phạt chi tiết khi di chuyển vào khung giờ cấm
Điều khiển xe đi vào khung giờ cấm xe tải Hà Nội có bị phạt không? Mức phạt ra sao?
Điều khiển xe đi vào khung giờ cấm xe tải Hà Nội hay các thành phố khác như Hồ Chí Minh đều sẽ bị xử phạt hành chính.
Tùy thuộc vào mức độ vi phạm mà mức phạt cũng sẽ được quy định khác nhau tại Điều 5 thuộc Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Theo đó, lỗi điều khiển phương tiện đi vào khung giờ cấm tải sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng, đồng thời cũng sẽ bị tịch thu GPLX tối đa 3 tháng.
Làm sao để xin giấy phép được di chuyển trong giờ cấm xe tải Hà Nội?
Để xin được giấy phép được di chuyển trong giờ cấm xe tải Hà Nội thì cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin phép và đến nộp tại Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Hồ sơ cần chuẩn bị để đảm bảo quá trình xin giấy cấp phép lưu thông được diễn ra nhanh chóng hơn:
- Đối với xe cơ quan, doanh nghiệp tư nhân: Chuẩn bị công văn gửi chủ đầu tư dự án để xác định trọng lượng hàng hóa vận chuyển. Sau khi được Sở quản lý xây dựng chuyên ngành sẽ xác nhận, phòng CSGT sẽ xem xét và cấp giấy phép.
- Đối với xe tư nhân: Nộp đơn trình bày trọng lượng hàng hóa cần vận chuyển kèm theo các loại giấy tờ photo công chứng gồm: CMND/CCCD; giấy đăng ký xe; giấy đăng kiểm xe; giấy phép kinh doanh; lệnh điều xe, hợp đồng vận chuyển và hóa đơn trả hàng (nếu có).
Xem thêm: Xe tải van có bị cấm giờ không?
Qua bài viết trên hy vọng Siêu Thị Xe Tải Van đã giúp bạn cập nhật thêm những quy định về khung giờ cấm xe tải Hà Nội, nắm được các phương tiện bị cấm/ không bị cấm khi lưu thông vào nội thành. Do đó, để tránh bị xử phạt không đáng có, hãy đọc kỹ để chấp hành nghiêm chỉnh nhé!
Ngoài ra, nếu Quý khách hàng có nhu cầu tìm kiếm và mua xe tải van chính hãng, giá tốt hãy gọi ngay hotline 0934.102.234 của Siêu Thị Xe Tải Van. Nhanh chóng liên hệ ngay hôm nay vì Siêu Thị Xe Tải Van đang có những ưu đãi bất ngờ dành cho khách mua xe tại showroom của chúng tôi.
Các bài viết liên quan Kinh nghiệm lái xe
- Các tuyến đường cấm xe tải ở TPHCM mới nhất, bạn nên biết
- Kinh nghiệm lái xe an toàn
- Những kinh nghiệm lái xe trời mưa
- Kinh nghiệm lái xe trong khu dân cư
- 20 cách lái xe trong thành phố đúng luật
- Quy định chở hàng xe tải như thế nào? Mức phạt bao nhiêu?
- Quy định chở người xe tải và mức xử phạt chi tiết mới nhất