Khi điều khiển một phương tiện nào đó, nếu không sử dụng đúng cách sẽ rất dễ bị hư hỏng. Điều này không chỉ xảy ra với xe số sàn mà tất cả các phương tiện khác đều như vậy. Bài viết dưới đây, Siêu Thị Xe Tải Van sẽ chỉ cho bạn những kinh nghiệm chạy xe số sàn chi tiết nhất để xe luôn vận hành mượt mà và gia tăng tuổi thọ.
Làm sao để lái xe số sàn mượt mà nhất
Xe số sàn là lựa chọn của đa số các bác tài mới để bắt đầu tập lái. Dù xe số sàn khó tập hơn xe số tự động tuy nhiên khi đã thành thạo thì dòng xe này lại mang đến cảm giác lái rất phiêu. Đây chính là lý do xe số sàn được ưa chuộng đến vậy. Dưới đây là một vài tip giúp các bác tài chạy xe số sàn êm ái trên mọi cung đường.
Tập rú ga
Khi nào cần rú ga, bác tài hãy tựa chân vào bàn đạp ga và đẩy cho đến khi vòng tua máy đạt 1.000 – 1.200 vòng/phút. Đây là mức tối thiểu để xe di chuyển mà không bị giật. Nếu chạy ở đường đông đúc, bác tài không cần đẩy vòng tua máy lên mức đấy hoặc có thể chuyển sang chờ ở chân thắng là được.
Xem thêm: Mẹo lái xe số sàn không bị giật
Chuyển số
Một trong những kinh nghiệm chạy xe số sàn mà bác tài cần phải nắm rõ chính là thao tác chuyển số xe. Mỗi xe sẽ có thiết kế động cơ và hộp số khác nhau và tùy vào đời xe mà ngưỡng chuyển số cũng có sự khác biệt, rõ nhất là ở tua máy.
Đề pa xe từ số 1: lúc này chưa cần lên ga, bắt côn chầm chậm. Khi xe bắt đầu lăn bánh, bác tài đồng thời đệm ga. Thao tác này gọi là đi côn trước. Đối với những bác tài chân côn chưa chuẩn hãy nên đi ga trước. Thực hiện mớm ga cho tua máy đạt 1.000 vòng/phút sau đó nhả côn để xe không bị chết máy.
Khi tua máy xe đạt khoảng 1.400 – 1.800 vòng/phút sẽ chuyển được xe từ số 1 đến số 2. Từ số 2 sang 3 vòng tua khoảng 1.300 – 1.700 vòng/phút. Khi ở số 2, bác tài không khéo sẽ khiến người đi cùng gật gù, điều này tương tự như đi xe máy. Ngược lại, khi chuyển từ số 3 lên 4 hay 4 – 5 sẽ khá êm và mượt mà, lúc này vòng tua rơi vào khoảng 1.200 – 1.600 vòng/phút.
Bác tài chỉ cần nhớ điểm tiếp nhận số nhỏ êm ái nhất là khi vận tốc tua máy ở 1.000 vòng/phút của số lớn. Khi phanh xe lại, ga giảm xuống 1.000 vòng/phút. Nếu đường quá đông, bác tài nên tiếp tục giảm tốc rồi rà thắng, nhả côn để xe di chuyển êm ái. Nếu đường cho phép duy trì tốc độ này, không cần giảm hơn nhiều thì bỏ thắng giữ ga cao một chút (vòng tua khoảng 1.200 vòng/phút). Sau đó bắt côn để xe không bị khựng lại. Thực hiện tương tự như vậy khi tăng tốc xe, tuy nhiên nếu lỡ rú ga cao hơn so với mức cần thiết, bác tài cần về côn để khi tăng số được êm hơn.
Linh hoạt chân côn
Thao tác nổ máy – vào số – nhả côn có 3 khoảng khác nhau. Khoảng đầu được tính từ khi chân côn kịch sàn đến khoảng 1/4 hành trình, lúc này côn chưa bắt nên có thể chuyển số. Đây được gọi là khoảng “chết” của côn. Khoảng nửa hành trình tiếp theo, côn bắt tăng dần dần đồng thời xe cũng tăng tốc theo mức tăng ga. Sau cùng, 1/4 đoạn đường còn lại dù cho bác tài nhả côn hay không thì xe vẫn như thế. Đó chính là khoảng trượt có nhiệm vụ “đỡ côn” khi qua cung đường xấu hoặc lỡ chạy số cao nhưng vận tốc hơi thấp và không tiện chuyển số vì phải tăng tốc ngay sau đó. Nhả côn theo nguyên tắc nhanh dần đều. Khi đang nhả chân côn mà muốn dừng ngay thì bác tài cần đạp dứt khoát rồi tiếp côn lại, nếu ngập ngừng sẽ làm cho xe bị giật.
Rà chứ không đạp
Khi điều khiển xe, bác tài nên rà thắng và giảm tốc chứ đừng đạp phanh đột ngột, trừ những trường hợp khẩn cấp cần được xử lý nhanh. Rà cho đến khi xe dừng hẳn sau đó nhả ra cho xe tự dừng. Thao tác này sẽ làm xe dừng lại mượt hơn.
Tăng ga – nhả côn
Tăng ga chạy để khi nhả côn đến tầm 1/2 hành trình là xe đạt ngưỡng chuyển sang số tiếp theo. Sau đó, đạp nhẹ côn một cách dứt khoát. Khi rơi vào khoảng chết, bác tài tiếp tục chuyển số rồi lại nhả côn. Kinh nghiệm chạy xe số sàn theo nguyên tắc côn ra thì ga vào là điều mà mọi bác tài cần phải biết.
Chạy theo nguyên tắc 10 giây
Khi điều khiển phương tiện trong thành phố, bác tài cần xét theo mỗi tình huống giao thông và dự đoán tốc độ tối đa sẽ lái. Nguyên tắc này được hiểu là chỉ có 10 giây để bác tài đạt tốc độ theo mong muốn. Sau đó, dứt khoát bỏ hẳn chân côn, nếu đường thoáng có thể sang số 3 hoặc 4 và đệm ga khoảng 1.500 vòng/phút.
Xem thêm: So Sánh Xe Số Sàn và Xe Số Tự Động
Lái xe số sàn và kinh nghiệm để đời để đời của nghề lái xe
Đã là tài xế thì bạn phải trau dồi cho mình kinh nghiệm và kỹ năng xử lý tình huống khi lái xe. Dưới đây là cách lái xe số sàn và kinh nghiệm để đời được các bác tài chuyên nghiệp chia sẻ lại để tránh được nguy hiểm cho bản thân và những người cùng tham gia giao thông.
Lên xuống cùng một số
Quy tắc lên xuống cùng một số không chỉ áp dụng cho xe số sàn mà cả xe số tự động khi đi đường đèo. Đi ở số thấp khi lên dốc để tận dụng lực kéo, tương tự với khi xuống dốc chuyển về số thấp để phanh động cơ ghìm xe đi đúng tốc độ.
Trường hợp để số cao xuống dốc, theo quán tính xe sẽ lao nhanh xuống, bác tài phải rà phanh liên tục do độ bám của lốp xe giảm. Điều này dễ khiến xe mất phanh gây nguy hiểm cho bác tài.
Đầu xuôi thì đuôi lọt
Khi vào những đoạn đường hẹp, đầu xe đã qua thì chắc chắn đuôi xe cũng sẽ trót lọt. Vì theo cấu trúc, đầu xe do có 2 gương chiếu hậu nên luôn dài hơn phần đuôi. Tuy nhiên, khi di chuyển vào những khúc đường này, bác tài cần phải để vô lăng thẳng và hợp lý. Đầu xuôi thì đuôi lọt không áp dụng cho những dòng xe tải có thùng rộng hơn nhiều so với đầu.
Lưu ý khung giờ chạng vạng và rạng đông
Chạng vạng và rạng đông là thời điểm mà ánh sáng đèn không phát huy tác dụng, làm người điều khiển dễ gây tai nạn nếu thiếu tập trung và chạy quá tốc độ. Thời điểm chạng vạng (lúc chuyển dần từ sáng sang tối), bác tài sẽ dễ bị “quáng gà” vì khi ấy đồng hồ sinh học của cơ thể đang chuyển sang chế độ nghỉ ngơi. Ngược lại, khi rạng đông (lúc chuyển dần từ tối sang sáng) là lúc dễ chìm vào giấc ngủ say. Thực tế cho thấy nhiều vụ tai nạn xảy ra đều rơi vào những khung giờ này.
Nhịp nhàng côn – ga – phanh
Như đã đề cập đối với xe số sàn, theo đúng hướng dẫn, bác tài bắt đầu dùng chân trái nhả chân côn từ từ đồng thời chân phải mớm ga và hạ phanh tay. Nhịp nhàng và chặt chẽ côn – ga – phanh sẽ làm cho xe di chuyển mượt mà từ đó giúp hành khách thoải mái hơn và đảm bảo hàng hóa còn nguyên vẹn.
Tránh động vật, nhất là trâu bò và chó
Bắt gặp động vật trên đường khi đang lái xe, bắt buộc tài xế phải giảm ga, chủ động nhường đường và di chuyển chậm lại. Tuyệt đối không tăng ga và vượt qua, nhất là đối với chó và trâu bò. Theo phản xạ tự nhiên khi có xe lao tới, cho thường quay đầu chạy ngược về nơi xuất phát còn trâu bò sẽ lồng lên và cố chạy tới. Vì thế khi gặp hai loài vật này, bác tài cần nhớ “gặp bò tránh đầu, thấy chó né đuôi”.
Buông chân ga nhảy qua chân thắng
Một kinh nghiệm chạy xe số sàn được các bác tài lâu năm chia sẻ nhiều nhất chính là buông chân ga nhảy qua chân thắng. Những tay lái mới luôn phải nhớ trong đầu, bất kỳ lúc nào không cần đạp ga thì chân bắt buộc phải để lên bàn đạp thắng. Điều này để khi cần thiết sẽ thắng xe được ngay, phòng hờ cho những trường hợp khẩn cấp. Thói quen này nên được rèn luyện từ lúc mới bắt đầu tập lái xe. Bác tài đặt cố định gót chân phải, xoay chân theo kiểu chữ V di động giữa hai bàn đạp ga và thắng.
Ba giây đỏ thì đi, ba giây xanh thì bỏ
Ba giây đèn xanh không giúp chúng ta đi nhanh nhiều hơn được bao nhiêu. Trên thực tế, rất nhiều tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra khi tăng tốc vượt qua đường khi đèn tín hiệu sắp hết. Tương tự, đối với ba giây đèn đỏ còn lại, bạn có thể từ từ đệm ga xe đến khi trở về 0 thì có thể di chuyển. Bác tài nên thực hiện theo đúng quy định pháp luật và tuân thủ theo tín hiệu đèn giao thông. Bởi lẽ, vi phạm tín hiệu đèn bác tài sẽ bị phạt hành chính vài triệu đồng và giam bằng.
Thà chậm một phút
Không phải lái xe số sàn, đây là câu nói cảnh tỉnh đối với tất cả những ai tham gia giao thông. Chậm một chút cũng không mất mát gì cả nhưng nhanh một giây có thể sẽ mất rất nhiều. Vì thế khi tham gia giao thông, bạn nên tuân thủ tốc độ theo quy định để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Video chia sẻ cách chạy xe số sàn cho người mới
Những điều không nên khi chạy xe số sàn
Để hạn chế tình trạng rung giật và chết máy đột ngột của xe khi di chuyển, dưới đây là 6 điều không nên mà Siêu Thị Xe Tải Van đã tổng hợp được mà bác tài cần phải nhớ.
Không nên lạm dụng số 0 khi điều khiển
Theo kinh nghiệm chạy xe số sàn, khi dừng đèn đỏ bác tài thường có thói quen đưa xe về số 0 để tiết kiệm nhiên liệu. Trong trường hợp này số nhiên liệu tiết kiệm được rất ít, trong khi đó chuyển về số 0 sẽ làm quán tính của xe tăng cao, dẫn đến khó kiểm soát tốc độ.
Khi xe đang lao xuống dốc bác tài tuyệt đối không chuyển xe về số 0. Lúc này tốc độ xe đang rất lớn, việc chuyển xe về số 0 sẽ làm xe đi nhanh hơn nữa. Phanh xe từ đó chịu nhiều áp lực không thể đảm bảo an toàn cho người lái vì thế đưa xe về số 0 khi đang xuống dốc là điều không nên làm.
Khi xe đang chạy không nên chuyển số N
Tương tự như trường hợp trên, nhiều người sẽ nghỉ chuyển về số N khi đang chạy sẽ giúp tiết kiệm xăng ở xe số sàn. Tuy nhiên, nó lại phản tác dụng và làm hộp số phải lực ma sát lớn, dễ làm giảm tuổi thọ hộp số của phương tiện trong khi lượng xăng tiết kiệm được ở mức rất ít.
Ngoài ra, khi xe đang chạy việc chuyển số về N sẽ làm xe chạy theo lực quán tính và không được hãm bằng động cơ. Khi đó việc hãm tốc độ phải phụ thuộc hoàn toàn vào phanh, gây áp lực lớn hơn so với khi có động cơ hỗ trợ.
Không nên vào côn khi xe trên dốc
Có nhiều cách để đề pa xe số sàn lên dốc và đứng dốc, trong đó dùng phanh tay là phương pháp phổ biến nhất. Ngoài ra, cũng có một số bác tài chọn cách về côn. Ở cách này, bác tài sẽ đạp chân côn rồi mớm ga để xe không bị trượt.
Tuy nhiên theo kinh nghiệm chạy xe số sàn của các bác tài lâu năm chia sẻ, không nên áp dụng cách này bởi dễ làm côn nhanh mòn do ma sát nhiều. Chỉ nên dùng khi xe dừng ngang dốc tức thời hoặc trong các trường hợp cần thiết. Với những bác tài mới tập lái xe số sàn, dùng phanh tay là cách tốt nhất để khởi hành ngang dốc.
Xem thêm: Phân Biệt Phanh Đĩa Và Phanh Tang Trống
Trước khi phanh không nên đạp côn
Theo chia sẻ của các bác tài giàu kinh nghiệm, khi xe đã lăn bánh và việc chuyển số đã hoàn thành thì nên bỏ chân ra khỏi bàn đạp côn. Nhiều bác tài mới tập lái có thói quen giữ cân côn lâu, thói quen này về lâu dài sẽ làm hỏng lá côn.
Bên cạnh đó, trước khi xe dừng bác tài nên nhớ khi đạp phanh thì không nên đạp côn sớm, cần đạp phanh xe trước sau đó mới đạp côn. Tương tự khi di chuyển vào những khúc cua, đảm bảo chọn số phù hợp tốc độ và không đạp côn để tránh tình trạng xe gằn máy hoặc chết máy giữa đường.
Không nên để chân lên bàn đạp côn
Cầu nối giữa động cơ và hộp số được gọi là ly hợp. Chân côn có nhiệm vụ ngắt ly hợp để phương tiện dừng lại mà động cơ vẫn hoạt động bình thường. Chính vì chức năng này nên việc gác chân lên bàn đạp côn có thể tạo ra lực làm trượt ly hợp (bố ly hợp không khớp với động cơ) từ đó khiến công suất không được truyền tải đủ, tiêu hao nhiều năng lượng và làm ly hợp bị mòn đi nhanh chóng. Khi xe đang di chuyển, việc đặt chân lên chân côn được coi là điều không cần thiết và hoàn toàn không nên.
Không nên dùng phanh tay khi xe đang chạy
Phanh tay được thiết kế với mục đích giúp giữ xe đứng yên khi xe đã dừng hẳn. Về mặt kỹ thuật, phanh tay chỉ tác động trực tiếp vào 2 bánh sau phương tiện khi ở tốc độ dưới 35 km/h. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lại cho rằng khi xe đang di chuyển không nên dùng phanh tay để dừng xe. Bởi lẽ việc dùng phanh tay không đúng cách, nhất là ở các bác tài mới sẽ dễ làm cho xe bị trượt dài, lật hay đứt phanh. Trừ những trường hợp khẩn cấp như xe mất phanh tay thì bác tài cần sử dụng phanh tay.
Lưu ý: Bác tài phải nhả hết phanh hoặc kéo hết phanh khi dùng phanh tay. Không kéo phanh tay giữa chừng vì có thể khiến dầu phanh bị sôi, tệ nhất là làm phanh nhanh mòn, hỏng phanh gây nguy hiểm.
Trên đây là những kinh nghiệm chạy xe số sàn để đời được nhiều bác tài già chia sẻ. Nếu là tay lái mới, Siêu Thị Xe Tải Van khuyên bạn nên nắm rõ những điều này để gia tăng độ bền của xe, giúp cho chuyến đi thoải mái hơn và nhất là đảm bảo an toàn cho bạn.
Nếu bạn đang có nhu cầu mua xe tải van nhưng còn phân vân chưa tìm được đại lý uy tín, đừng quá lo lắng và hãy đến Showroom Siêu Thị Xe Tải Van. Chúng tôi tự hào là đại lý cấp 1 phân phối các dòng xe tải van chất lượng với giá tốt nhất thị trường Việt Nam. Với đa dạng mẫu mã, dòng xe đến từ các thương hiệu nổi tiếng như Teraco, SRM, Ford, Kenbo, DFSK… chúng tôi đảm bảo bạn sẽ chọn được phương tiện phù hợp cho mình. Ngoài ra, Siêu Thị Xe Tải Van đang có nhiều ưu đãi hấp dẫn cho quý khách hàng mua xe trong hôm nay. Liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0934.102.234 để không bỏ lỡ chương trình này nhé.
Các bài viết liên quan:
- Những kinh nghiệm lái xe trời mưa chi tiết bác tài phải biết
- Kinh nghiệm lùi xe chính xác và an toàn cho tài xế mới
- Hướng dẫn 23+ kỹ năng lái ô tô, xe tải nhỏ & lớn an toàn cho người mới
- Kinh nghiệm lái xe trong khu dân cư an toàn tránh bị xử phạt
- 10+ Kinh nghiệm lái xe đường sương mù an toàn mà tài xế mới cần biết
Thông tin liên hệ
Siêu Thị Xe Tải Van – Chuyên các dòng xe van chính hãng
- Địa chỉ: 4 Đ. Song Hành, Trung Mỹ Tây, Q.12, TP. Hồ Chí Minh
- Email: phongmktansuong@gmail.com
- Hotline: 0934.102.234
- Hỗ trợ kỹ thuật : 0904 862 863
- Hotline cứu hộ : 0988 566 079
- Website: https://xetaivan.com.vn/