Quy trình bảo dưỡng xe ô tô van rất quan trọng để đảm bảo xe của bạn luôn trong tình trạng tốt nhất. Khi bảo dưỡng đội ngũ kỹ thuật sẽ đảm bảo các chi tiết quan trọng như động cơ, hệ thống phanh, hệ thống lọc gió, điều hòa,.. của phương tiện để đảm bảo không hư hỏng.
Quy trình bảo dưỡng xe ô tô đúng cách là gì?
Sau một thời gian sử dụng, phương tiện phải được bảo dưỡng dù là xe máy, xe ô tô hay xe tải van, xe tải,… Nhằm đảm bảo thời gian sử dụng và đảm bảo an toàn cho bản thân, chủ xe buộc phải thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng xe để thay thế các chi tiết hư hỏng.
Quy trình bảo dưỡng xe ô tô đúng cách sẽ tùy thuộc vào mỗi phương tiện và tình trạng hiện tại. Từ đó đội ngũ kỹ thuật viên hỗ trợ sẽ đưa ra hành động là thay thế, sửa chữa hoặc không thay đổi gì cả.
Tại sao phải bảo dưỡng xe ô tô?
Trong quá trình điều khiển xe, sau một thời gian chủ xe nên đưa xe đi bảo dưỡng. Dưới đây là những lý do nên bảo dưỡng xe thường xuyên:
- Tiết kiệm chi phí: Phát hiện và khắc phục sớm các lỗi nhỏ trước khi sinh ra những lỗi lớn và tốn kém hơn, giảm nguy cơ hỏng hóc đột ngột.
- Nâng cao độ bền và kéo dài tuổi thọ xe: Đảm bảo các bộ phận, chi tiết trên xe để biết chúng hoạt động đúng cách và kìm hãm tốc độ hao mòn. Từ đó, phương tiện sẽ hoạt động mượt mà hơn.
- Tăng giá trị xe: bảo dưỡng giúp xe không bị hao mòn, hư hỏng dù sử dụng trong thời gian dài. Thanh lý hay bán xe vẫn có giá trị cao hơn những xe không bảo dưỡng đúng cách.
- Đảm bảo an toàn, yên tâm khi điều khiển: Xe của bạn sẽ không phát ra những âm thanh lạ hay bị hư hỏng, trục trặc khi di chuyển. Khi bảo dưỡng xe thường xuyên bạn sẽ thấy yên tâm và thoải mái hơn khi đi làm, đi chơi,… nhất là những chuyến đi đường dài hay đi vào ban đêm.
- Tận dụng hiệu lực bảo hành: bạn phải thực hiện đầy đủ bảo dưỡng định kỳ tại những nơi được nhà sản xuất xe ủy quyền để bảo hành có hiệu lực.
Quy trình bảo dưỡng xe ô tô chi tiết tại hãng
Kiểm tra và làm sạch lọc gió trong xe
Bộ phận lọc gió động cơ có nhiệm vụ lọc sạch không khí, tác động đến quá trình hoạt động của buồng đốt và hệ thống động cơ xe. Nếu phát hiện lọc gió bị rách sẽ dễ khiến bụi bẩn đi vào và gây hư hỏng. Do đó, khi bảo dưỡng nhân viên sẽ kiểm tra, vệ sinh và nếu cần thì thay mới. Theo như kinh nghiệm lâu năm, chủ xe nên thay hệ thống lọc gió sau mỗi 50.000km đi được.
Kiểm tra và làm sạch lọc gió điều hòa xe
Hệ thống lọc gió trong thời gian dài sẽ ứ đọng nhiều bụi bẩn vì thế trong quy trình bảo dưỡng xe ô tô các nhân viên sẽ tiến hành kiểm tra và vệ sinh sạch sẽ. Điều này làm hạn chế hư hỏng dàn lạnh và đảm bảo luôn có luồng không khí sạch trong xe. Theo đó, chủ xe nên thay hệ thống lọc gió sau mỗi 15.000 – 20.000km đi được.
Lọc và thay dầu nhớt xe định kỳ
Lọc và thay nhớt khá đơn giản và nhanh chóng. Nhân viên sẽ hỗ trợ siết ốc và châm nhớt vào từng phương tiện. Mỗi xe sẽ sử dụng một loại nhớt tương ứng tùy vào yêu cầu của hãng và người dùng. Thông thường, sau 3 tháng hoặc di chuyển khoảng 5.000km, chủ xe nên thay dầu nhớt cho xe. Đồng thời hay lọc nhớt sau mỗi 2 lần thay nhớt.
Kiểm tra hệ thống phanh của xe
Hệ thống phanh xe vô cùng quan trọng là bộ phận đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Thắng xe khi sử dụng lâu dài sẽ có dấu hiệu bị mòn và chai cứng, lờn phanh. Do đó, chủ xe buộc phải thường xuyên kiểm tra hệ thống phanh dù cho không có rủi ro gì khi vận hành xe. Nhân viên sẽ vệ sinh đĩa phanh giúp tăng độ ma sát khi bảo dưỡng phương tiện.
Xem thêm: Phân Biệt Phanh Đĩa Và Phanh Tang Trống
Kiểm tra mức dầu hộp số, dầu phanh, nước làm mát, lọc xăng, nước rửa kính
Những hạng mục khác như mức dầu, lọc xăng, nước làm mát,… chủ xe cũng cần quan tâm đến trong quá trình bảo dưỡng xe ô tô van. Đừng quên kiểm tra và vệ sinh lọc xăng định kỳ để loại bỏ cặn bẩn, đảm bảo quá trình cung cấp nhiên liệu sạch khi vận hành động cơ.
Khi nào xe ô tô cần bảo dưỡng?
Nên đi bảo dưỡng xe vào lúc nào và có cần đi thường xuyên không? Dưới đây là những mốc thời gian bạn có thể tham khảo để lên kế hoạch bảo dưỡng xe:
Mốc bảo dưỡng | Lưu ý |
Bảo dưỡng hàng tháng | Đối với những bộ phận quan trọng quyết định đến khả năng hoạt động của xe thì bạn nên kiểm tra thường xuyên, đều đặn mỗi tháng. Những bộ phận đó có thể là hệ thống đèn xe, chất lỏng rửa kính, áp suất lốp xe,… |
Bảo dưỡng động cơ xe mới khi đi được 3.000 đến 5.000 km/lần | Đây là thời điểm tốt nhất được nhà sản xuất khuyến nghị. Chủ xe nên bảo dưỡng động cơ, thay dầu, vệ sinh điều hòa, lọc gió,.. đảm bảo xe luôn trong tình trạng tốt nhất để duy trì độ bền của xe. |
Sau 5.000 -10.000km đi được xe cần bảo dưỡng hệ thống lọc dầu | Lọc sạch tạp chất, cặn bẩn, bôi trơn động cơ xe và giảm hỏng móc, hao mòn. Ngoài ra, chủ xe nên kiểm tra vòi phun, xoay và cân bằng lốp, thay lọc dầu,.. nữa nhé. |
Sau mỗi 15.000 – 30.000km đi được nên kiểm tra và thay thế lọc gió động cơ | Lọc gió ngăn bụi bẩn từ ngoài xâm nhập vào cabin và xe. Do đó, một thời gian sử dụng, lọc gió sẽ bị dơ, bám bụi khiến tắc nghẽn ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của xe. Hơn hết, ảnh hưởng sức khỏe của người sử dụng phương tiện. Theo nhà sản xuất, sau mỗi 15.000 – 30.000km là thời điểm tốt nhất để thay lọc gió. |
Sau mỗi 40.000 – 100.000km nên đưa xe đi bảo dưỡng | Đây là cột mốc quan trọng mà chủ xe cần phải lưu ý. Sau khi đi được số km trong giới hạn trên, chủ xe nên bảo dưỡng kiểm tra hệ thống trợ lực điện lái, bugi, hộp số tự động, dây curoa truyền động,… |
Thay dầu phanh xe 2 năm/lần | Phanh xe/ thắng xe có nhiệm vụ giảm tốc độ xe và giúp xe dừng lại mỗi khi cần. Đây là bộ phận cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của mọi người. Theo nhà sản xuất, phanh xe nên được thay dầu sau mỗi 2 năm để đảm bảo tính trơn tru, hiệu quả. |
Bảo dưỡng, kiểm tra và vệ sinh hệ thống làm mát 3 năm/lần | Hệ thống làm mát có nghĩa vụ giúp động cơ ổn định nhiệt độ và hoạt động bình thường. Hệ thống làm mát sẽ được chia thành: làm mát bằng nước và làm mát bằng không khí. Sau 2 – 3 năm sử dụng, hệ thống làm mát sẽ thải ra chất độc, khiến ống dẫn xả bị ăn mòn, rò nước, có tiếng kêu,… Do đó chủ xe cần kiểm tra để phát hiện và giải quyết chỗ hư hỏng nhanh chóng. |
Sau mỗi 80.000 – 100.000 km đi được bạn nên thay mới hệ thống nước làm mát | Thường xuyên kiểm tra nước làm mát để đảm bảo rằng động cơ và trang thiết bị của xe vận hành bình thường ở nhiệt độ cho phép. Lượng nước làm mát trong xe phải nằm ở đúng mức cho phép, tức giữa vị trí của “Min” và “Max” hoặc “Low” và “Full”. Ngoài ra, khi theo dõi cụm đồng hồ kỹ thuật số nếu thấy kim đồng hồ ở ngưỡng mức H (Hot), chủ xe nên cân nhắc đưa xe đi kiểm tra hoặc thay nước làm mát nếu cần. |
Lưu ý: Thời gian bảo dưỡng xe ô tô van mất bao lâu sẽ phụ thuộc vào tùy bộ phận sửa chữa và tình trạng hư hỏng nặng hay nhẹ của xe khi mang đến trung tâm. Ngoài ra, chủ xe nên chọn những trung tâm đảm bảo uy tín khi thực hiện bảo dưỡng xe.
Một số thắc mắc thường gặp
Xe ô tô đi được bao nhiêu km thì nên bảo dưỡng?
Theo nhà sản xuất, quy trình bảo dưỡng xe ô tô nên diễn ra khi phương tiện đi được 5000km đến 10.000km để bảo vệ động cơ và đảm bảo xe hoạt động tốt.
Khi xe đi được 5000km cần kiểm tra những gì?
Chủ xe nên thay dầu và kiểm tra áp suất lốp khi xe đi được 5000km. Bên cạnh đó, cần kiểm tra tổng thể toàn bộ xe xem động cơ có trục trặc gì không nhé.
Khi xe đi được 10.000km cần kiểm tra những gì?
Chủ xe cần kiểm tra nhớt, xoay lốp, bộ lọc phanh, bộ lọc khí, hệ thống treo và lái, hệ thống ống xả, thắt lưng và ống mềm, căn chỉnh bánh xe… khi xe đi được 10.000km. Quy trình bảo dưỡng ô tô van có thể khác nhau tùy vào từng thương hiệu xe và kiểu xe.
Trên đây là những thông tin và câu hỏi thường gặp nhất về quy trình bảo dưỡng xe ô tô van. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc gì hãy liên hệ với Đại Lý Siêu Thị Xe Tải Van nhé. Quy trình bảo dưỡng xe tại showroom của chúng tôi sẽ đáp ứng mọi yêu cầu của bạn với mức phí cam kết phù hợp nhất.
Nếu bạn muốn sở hữu một chiếc xe tải van chất lượng với bộ máy hoạt động an toàn, độ bền cao thì Đại Lý Siêu Thị Xe Tải Van là lựa chọn không thể bỏ qua. Gọi ngay hotline 0934.102.234 để được hỗ trợ ngay lúc này.
Các bài viết liên quan đến Bảo dưỡng – Sửa chữa – Bảo trì:
- 9 Mẹo sửa chữa xe tải dễ tự thực hiện
- Xe tải chạy bao nhiêu km thì thay nhớt
- Bảo dưỡng xe tải khi nào là tốt?
- Tổng hợp các mẹo bảo dưỡng – sửa chữa – bảo trì xe tải